Chức vô địch AFF là động lực phát triển thể thao nước nhà nhưng để tiếp tục đi lên, TTVN rất cần những nhân sự thực thi chiến lược… |
Điểm nhấn của dự thảo Chiến lược nằm ở phần thể thao thành tích cao với những mục tiêu đáng chú ý: Phấn đấu đứng vị trí 12 – 14 tại ASIAD 2010, vị trí 13 hoặc 12 tại ASIAD 2012, tốp 3 tại SEA Games 26, 27, 28, 29; có khoảng 30 VĐV dự Olympic 2012, 2020 và đoạt huy chương. Đặc biệt, VN xin đăng cai ASIAD 14 năm 2018 với vị trí 12 hoặc 11; đăng cai SEA Games 30 năm 2019 với vị trí nhất toàn đoàn
Ý kiến đóng góp của nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Tạ Quang Chiến, nguyên Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban TDTT Hà Quang Dự và nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Nguyễn Hồng Minh có điểm chung là xoáy sâu vào vấn đề nhân sự thực hiện chiến lược.
Ông Hồng Minh phát biểu “gai góc”:“ Để chiến lược thành công, vấn đề người thực hiện là quan trọng nhất. Phải củng cố bộ máy quản lý ngành, tập trung vào đào tạo cán bộ có năng lực giỏi, có trách nhiệm. Không chỉ đào tạo cán bộ mà còn phải biết cách sử dụng cán bộ.
Sai lầm lớn nhất của chúng ta hiện nay là đầu tư tràn lan, không thống nhất được môn trọng điểm”. Thứ trưởng thường trực Bộ VH – TT – DL Nguyễn Danh Thái phân trần:“Chúng tôi sẽ có hội thảo chuyên đề về các môn trọng điểm. Hiện tại, ngành đã chuyển dần việc quản lý nhà nước sang cho các tổ chức xã hội như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt. Nhưng mạnh như bóng đá mà 9 năm nay vẫn chưa dám nhận xã hội hóa hoàn toàn, còn phụ thuộc rất nhiều vào sự bao cấp của ngân sách. Thể thao VN tuy còn nghèo nhưng đã lọt vào top 3 khu vực, điều đó cũng đã nói lên sự nỗ lực của toàn ngành…”.
Lan Phương (theo thanhnien)
Bình luận (0)