Tại Hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh – Vụ trưởng Vụ GD Mầm non (Bộ GD&ĐT) đã khái quát những điểm quan trọng của Đề án.
Theo đó, có một số nội dung mà dự thảo đề cập như: Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến năm 2020 đạt 30%, trẻ mẫu giáo đạt 90%. Con số này đến năm 2025 lần lượt là 35% và 95%. Năm 2020, có khoảng 50% số trường đạt chuẩn quốc gia 55% vào năm 2025.
Năm 2020 có 96%, năm 2025 có 98% trẻ MN được học 2 buổi/ngày theo chương trình GDMN. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú đạt 90% vào năm 2020, 95% vào năm 2025; Đạt phổ cập GDMN cho trẻ mẫu giáo vào năm 2025. Từ năm 2020 miễn học phí cho trẻ em MN là con hộ nghèo, cận nghèo…; một số chính sách phát triển GDMN gồm chính sách cho trẻ, cho GVMN, cơ sở giáo dục MN.
Đại biểu nghe trình bày về Dự thảo đề án |
Dự thảo cũng đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp phát triển GDMN trong thời gian tới: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; Đổi mới nội dung, chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, GD trẻ; Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư CSVC, tài chính cho GDMN; Nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ quản lý GDMN; Tăng cường công tác quản lý GDMN; Đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa trong GDMN; Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GDMN.
Dựa trên Dự thảo, đại diện của lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng GD Mầm non, Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT của gần 20 tỉnh, thành phía Nam đã có những trao đổi, bàn luận rất sôi nổi và đưa ra những ý kiến đóng góp để Đề án được hoàn chỉnh hơn.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại Hội thảo |
Thứ trưởng mong muốn các tỉnh, thành có nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp sẽ góp ý tập trung vào vấn đề giải quyết trường MN ở đây như thế nào? Những sáng kiến gì để phát triển GDMN ở khu công nghiệp?… Bởi phát triển GDMN ở các khu công nghiệp sẽ là một nội dung quan trọng nằm trong đề án này.
Được biết, trong thời gian tới, Hội thảo sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của các tỉnh thành còn lại để Đề án được hoàn thiện và trình lên Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
Thảo Nguyên/ GD&TĐ
Bình luận (0)