Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hội thảo hướng nghiệp Kỹ xảo Điện ảnh – Truyền hình: The Power of VFX

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày 03/08, Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia cơ sở Tp. HCM, đã tổ chức Hội thảo Hướng nghiệp “Kỹ xảo Điện ảnh & Truyền hình – The Power of VFX”. 

>>> Xem điểm thi Đại Học, Cao Đẳng năm 2013

>>> Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn Đại học, Cao đẳng

Tham dự hội thảo có sự góp mặt của các khách mời là đạo diễn, chuyên gia thiết kế – xử lý âm thanh hãng phim Sài Gòn, chuyên gia xử lý hậu kỳ kênh truyền hình KBS World và Tổng giám đốc kênh truyền hình Yeah 1 TV, cùng hơn 200 bạn trẻ và nhiều chuyên viên thiết kế.
Hội thảo là dịp giúp các bạn trẻ bạn đam mê bộ môn nghệ thuật thứ 7 có cái nhìn sâu hơn, cụ thể hơn về ứng dụng của các hiệu ứng, kỹ xảo âm thanh,


Normal
0




false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE


























VFX viết tắt của từ Visual Effects (Eff = F, Ect = X), hiểu đơn giản là kỹ xảo, hiệu ứng hình ảnh, thị giác trong hậu kỳ điện ảnh, truyền hình, game, MV ca nhạc, quảng cáo ngắn trên truyền hình (TVC),…













































































































































hình ảnh trong điện ảnh/truyền hình. Đây cũng là cơ hội giúp các bạn trẻ cập nhật những thông tin hữu ích, những cơ hội nghề nghiệp trong ngành xử lý kỹ xảo phim ảnh, một ngành còn rất mới ở nước ta hiện nay.
Xung quanh vấn đề này, Báo Giáo Dục Tp.HCM đã có buổi trò chuyện thú vị cùng Thầy Nguyễn Tấn Cường – Giám đốc Đào tạo Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia.
– Xin Thầy cho biết quy trình sản xuất ra một sản phẩm điện ảnh gồm có những giai đoạn nào? Thầy có thể tóm tắt sơ lược và dễ hiểu nhất được không?
Quy trình sản xuất ra một sản phẩm điện ảnh gồm có hai giai đoạn chính là tiền kỳ và hậu kỳ. Tiền kỳ gồm những công đoạn chuẩn bị cho công việc ghi hình và tiến tới ghi hình như: phát triển ý tưởng, xây dựng kịch bản, tìm nhà đầu tư, tuyển chọn diễn viên phù hợp, tìm ekip làm phim phối hợp ăn ý và cuối cùng là bấm máy ghi hình. Giai đoạn hậu kỳ là công đoạn cắt ghép những thước phim đã quay ở tiền kỳ và xử lý âm thanh, hình ảnh cho hoàn thiện và khớp với ý tưởng đã xây dựng ban đầu.
– Làm sao để tạo ra những thước phim, hình ảnh hoành tráng mà nếu quay thực tế thì rất tốn kém, khó thực hiện?
Để thực hiện các cảnh quay hoành tráng cho các phân đoạn trong phim hay quảng cáo, ekip thực hiện sẽ dựa trên những cảnh quay thật để tạo ra những hình ảnh ảo bằng các công cụ VFX. Các phần mềm, phương pháp làm VFX giúp đoàn làm phim thực hiện những cảnh siêu thực mà nếu thực hiện trên thực tế sẽ rất nguy hiểm, tốn kém thậm chí bất khả thi. Thông thường những cảnh quay cần kỹ xảo sẽ được quayquay trong khung cảnh có nền là phông màu xanh.
– Tại sao lại là phông xanh cho các cảnh quay thiên về kỹ xảo?
Khi thực hiện các cảnh quay cần những khung hình như thật mà diễn viên khó lòng thực hiện cùng với bối cảnh quy mô và hoành tráng thường quay trên phông màu xanh vì phôngxanh dễ "xóa" và "lồng ghép" cảnh nền khác vào. Phông xanh thường được sử dụng là màu xanh biển hoặc xanh lá, hai màu này chiếm tỉ lệ thấp trong các scene thực tế, nên dễ “khóa” và xóa nó đi mà ít ảnh hưởng tới những đối tượng khác.
– Xử lý âm thanh là một khâu quan trong trong VFX, Thầy vui lòng cho biết đôi nét về cách làm âm thanh sao cho chân thực, sống động nhất?
Âm thanh trong một sản phẩm điện ảnh rất quan trọng, việc xử lý âm thanh tốt sẽ quyết định thành công không nhỏ cho sản phẩm.Để có được phần âm thanh sống động và chân thực nhất, ngoài sự cảm âm của người kỹ thuật, còn phải vận dụng các kiến thức về các hiệu ứng âm thanh, tiếng màu cho âm thanh phù hợp với hình ảnh.Từ đó đưa hình ảnh lên cao trào nhất, đẩy mạnh điểm nhấn phù hợp nhất cho hình ảnh.
– Ý kiến của Thầy về thị trường nguồn nhân lực VFX nói chung và Multimedia nói riêng hiện nay cũng như nhu cầu trong thời gian tới?
Việt Nam đang có hàng chục kênh truyền hình,hàng ngàn công ty sản xuất chương trình truyền hình và quảng cáo – truyền thông trong khi nguồn nhân lực trong ngành này còn rất thiếu và yếu. Do đó, nhu cầu nhân lực cho ngành này vô cùng lớn và phong phú…, các bạn theo ngành ngành truyền thông sẽ có rất nhiều cơ hội trong ngành này.
– Xin Thầy cho biết mức lương trung bình một chuyên viên VFX có thể đạt được?
Trong bối cảnh thị trường vẫn “khát nhân lực”, những người làm VFX nói chung và Multimedia nói riêng đang có nhiều cơ hội đạt thu nhập cao. Mức lương thử việc của một chuyên viên VFX trung bình 10 triệu đồng/tháng, họa sĩ thiết kế 8 triệu đồng/tháng, chuyên viên thiết kế web và flash thu nhập 7 triệu/tháng.
– Được biết Arena Multimedia có đào tạo về VFX?
VFX là 1 trong những nội dung đào tạo trong học kỳ làm phim kỹ thuật số (Digital Filmmaking) của Arena Multimedia. Sau khi kết thúc học kỳ, học viên có thể thực hiện sản xuất một phim ngắn, từ khi hình thành ý tưởng, viết kịch bản, thành lập đoàn làm phim, quay phim, dựng phim, biên tập âm thanh và xử lý kỹ xảo, hậu kỳ.
– Thầy có thể chi tiết hơn về chương trình này?
Chương trình gồm nhiều học kỳ được sắp xếp và dàn trải một cách chuyên nghiệp, các bạn sinh viên sẽ được trải nghiệm với các học kỳ như sau:
* Sem 1 (Khởi đầu mọi ý tưởng): Sinh viên sẽ được học các môn học về mỹ thuật, ý tưởng sáng tạo, các nguyên lý về bố cục hình ảnh và màu sắc… để từ đó sinh viên nắm vững các nguyên lý mỹ thuật làm nền tảng cho các môn học sau.
* Sem 2 (Tương tác trực tuyến): Là học phần tương tác trực tuyến, sinh viên sẽ tạo cho riêng mình một Web cá nhân, đủ năng lực để quản trị một Website trực truyến.
* Sem 3 (Sống động từng khoảnh khắc): Đây là học kỳ về truyền thông và truyền hình, sinh viên sẽ được tiếp cận các môn học như: Kỹ thuật quay phim; Kỹ thuật quay phông xanh; Kỹ thuật sắp xếp ánh sáng trường quay (Setup lighting); Kỹ thuật viết kịch bản; Kỹ thuật viết kịch bản phân cảnh (Storyboard); Kỹ thuật dựng hậu kỳ; Kỹ xảo điện ảnh; Âm thanh hậu kỳ truyền hình…các bạn sẽ có một học kỳ sống động từng khoản khắc.
* Sem 4 (Diễn hoạt không gian động): Học phần này sinh viên sẽ được tiếp cận với các chuyên gia diễn hoạt không gian động, Từ những công trình kiến trúc 3D hay diễn hoạt các nhân vật hoạt hình hoặc  dàn dựng một bối cảnh hoành tráng cho một không gian động…
– Nếu chưa biết gì về Multimedia có thể theo học về VFX không?
Trong một xã hội năng động và phát triển, các bạn trẻ khi đến với một ngành học nào đó điều trước tiên phải có sự đam mê. Từ  đam mê cộng với năng lực học tập và sự định hướng chuyên nghiệp của nhà trường các bạn trẻ sẽ thành công với con đường mình đã chọn.
– Là ngành nghề đặc thù, Arena Multimedia có hoạt động nào nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hành, cọ sát thực tế để nâng cao trình độ?
Thông qua mối quan hệ vững chắc giữa nhà trường và các doanh nghiệp truyền thông, nhà trường đã và đang tạo ra nhiều sân chơi là các cuộc thi nhằm giúp sinh viên của trường có những trải nghiệm thực tế với ngành mình đang theo học. Từ đó, sinh viên được nâng cao trình độ, xác định và định hướng  cho mình một công việc, một nghề nghiệp vững chắc cho tương lai.
Xin cảm ơn Thầy!
Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia chuyên đào tạo các lĩnh vực: Thiết kế quảng cáo, In ấn và xuất bản, Thiết kế website và các ứng dụng online, Thiết kế Games và các sản phẩm tương tác; Hoạt hình 3D; Thiết kế nội thất; Biên tập âm thanh; Quay phim, dựng phim, xử lý hậu kỳ và kỹ xảo điện ảnh…

Arena multimedia tặng học bổng 20% học phí khi học viên đăng ký trước ngày 15/08/2013.

T.Thủy

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)