Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số tại Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông

Tạp Chí Giáo Dục

Sáng 19/1, tại TP.HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông tổ chức Hội thảo chia sẻ ứng dụng chuyển đổi số và hợp tác chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí tại cơ sở TP.HCM.

PGS.TS Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện phát biểu khai mạc Hội thảo 

Tại sự kiện, PGS.TS Ngô Quốc Dũng – Phó viện trưởng phụ trách Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện chia sẻ Hệ sinh thái số của Học viện gồm Tuyển sinh/nhập học số (PTIT – Admission); Kênh kết nối SV, GV, HV (PTIT – Slink); Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (PTIT – 1Gate); Cổng thanh toán dịch vụ (PTIT – Pay); Thanh toán giờ giảng (PTIT – Tcount); Quản lý đào tạo số (PTIT – LMS + Mooc); Thi trực tuyến (PTIT – Proctor); Nền tảng thực hành ảo (PTIT – Dlab); Đào tạo bồi dưỡng kỹ năng số (PTIT – Training); Ứng dụng Blockchain và chữ ký số trong quản lý và xác thực VBCC (PTIT – Blockchain); Quản lý khoa học số (PTIT – SM).

Với phòng thực hành ảo PTIT-Dlab, Học viện đã tổ chức được cho 30.000 lượt sinh viên với 500 lớp tín chỉ, giúp sinh viên tham gia lớp học mà không cần di chuyển đến Trường, từ đó giảm tải áp lực tài chính cho sinh viên, giúp nâng cao chất lượng đào tạo.

Ngoài ra, với hệ thống PTIT-Slink giúp kết nối Sinh viên, Giảng viên với Học viện được đánh giá cao, sinh viên có thể sử dụng dịch vụ văn phòng 1 cửa, khai thác học liệu số và đặc biệt là 100% tham gia khảo sát chất lượng giảng dạy của các lớp học trong chương trình đào tạo.

Dịp này, Học viện cũng đã ký kết hợp tác về chuyển đổi số với Báo Người Lao Động và  Công ty TNHH Sản xuất thiết bị viễn thông (TELEQ).

Ông Tô Đình Tuân – Tổng biên tập Báo Người Lao động chia sẻ tại sự kiện

Được biết, chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Chính phủ phê duyệt chương trình Quốc gia vào ngày 03/6/2020. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một trong những đơn vị dẫn đầu, với thành tích nổi bật trong chuyển đổi số giáo dục đại học.

P.V

Bình luận (0)