Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hồi ức của một chiến sĩ từng đánh cắp trực thăng UH-1 của địch

Tạp Chí Giáo Dục

Hồi ức của một chiến sĩ từng đánh cắp trực thăng UH-1 của địch - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Hồi ức của một chiến sĩ từng đánh cắp trực thăng UH-1 của địch Audio

Dù đã tri qua hơn 50 năm nhưng cu chiến sĩ tình báo H Duy Hùng vn nh như in quá trình hot đng ca mình trong thi khói la chiến tranh. Trong đó, s kin chn đng, đánh cp chiếc trc thăng UH-1 ca đch đem ra vùng gii phóng Lc Ninh ca ông đã đưc đưa vào s sách, tr thành s kin lch s.

Ông Hồ Duy Hùng đang kể lại quá trình đánh cắp máy bay vào thời chiến

“Vit cng nm vùng”

Ông Hùng là chiến sĩ tình báo được cài vào hàng ngũ quân đội Sài Gòn. Ngày 17-11-1973, ông đã gây một sự kiện chấn động, đánh cắp chiếc trực thăng UH-1 số hiệu 60139 của địch đem ra vùng giải phóng Lộc Ninh. Sự kiện này được quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn coi là “vụ án tản thất quân dụng” nghiêm trọng lúc bấy giờ và đã được đưa vào sử sách, trở thành đề tài hấp dẫn của báo chí, văn học nghệ thuật sau đó.

Theo lời kể của ông Hùng, năm 14 tuổi, khi đang là học sinh ông đã tham gia hoạt động trong phong trào học sinh chống chính quyền, sau đó thoát ly hoạt động cách mạng. Năm 1967, ông vừa học tiếp tú tài 2, vừa tiếp tục hoạt động bí mật trong phong trào sinh viên Sài Gòn – Gia Định. Năm 1968, theo sự chỉ đạo của mạng lưới điệp báo, ông gia nhập quân lực Việt Nam cộng hòa. Do có khả năng và kiến thức, ông lọt vào những sinh viên sĩ quan được chọn học tiếng Anh phi hành. Cuối năm 1969, ông được chọn đi học lái trực thăng ở Mỹ. Sau khi tốt nghiệp ông về Việt Nam được tổ chức phân công nhiệm vụ và trở thành “Việt cộng nằm vùng” với tư cách Thiếu úy phi công trực thăng UH-1 thuộc Phi đoàn 215, Không đoàn 62, Sư đoàn 2 không quân quân đội Sài Gòn (đóng ở Nha Trang).

Trong quá trình hoạt động, ông Hùng đã nhiều lần qua mắt được địch để cung cấp nhiều thông tin quan trọng phục vụ cho quân đội ta chiến đấu. Trong đó nổi bật là vụ cướp trực thăng UH-1 vào năm 1973. Cụ thể, đầu tháng 10-1973, trong lúc bị địch đuổi khỏi đơn vị biết ông khai man lý lịch ông đã lên kế hoạch đi vào vùng địch để thực hiện nhiệm vụ đánh cắp trực thăng với dự định ban đầu là đem về chở thuốc nổ đánh vào Dinh Tổng thống Sài Gòn. Kế hoạch này có tên là “Xuất quỷ nhập thần”. Xuất quỷ là lấy máy bay của địch ra, nhập thần là dùng nó chở thuốc nổ vào đánh địch.

Kế hoạch của ông được vạch ra cụ thể từng bước: Ở TP.Đà Lạt ngoài sân bay dân dụng Liên Khương còn có sân bay Cam Ly dùng cho trực thăng và các máy bay vận tải quân sự. Tuy vậy các phi công trực thăng khi đến Đà Lạt làm nhiệm vụ thường xuống một bãi đáp ở mép hồ Xuân Hương gần nhà hàng Thủy Tạ. Tại đây, chúng có thể an tâm vì trước bãi đáp này có một chốt dân vệ và từ đây chúng có thể đón các loại xe để lên chợ trung tâm Đà Lạt hoặc đến nơi cần đến. Từ Đà Lạt về vùng giải phóng thuộc Quân khu Sài Gòn Gia Định cùng trong tầm bay của trực thăng UH-1. Đây là địa điểm chính và thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ. Điểm về hạ cánh là Bàu Cà Tông thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương – cách căn cứ chừng mười lăm cây số. Nếu không về được đây thì hạ cánh nơi nào an toàn trong vùng giải phóng.

Ông Hồ Duy Hùng đang ký tặng sách viết về sự kiện đánh cắp máy bay của mình

Về độ cao, ông sẽ bay thật thấp để tránh địch phát hiện cũng như tránh súng phòng không của ta, đối với súng bộ binh thì đa số quân ta ở trong rừng khi phát hiện được thì máy đã bay qua. Về liên lạc, ông dùng máy FM của trực thăng để liên lạc với máy của bộ phận trinh sát kỹ thuật của ban qua tần số 30.50, mật danh ở căn cứ là Thượng Đế, của tôi là Ngọc Hoàng.

“Khi làm kế hoạch, tôi sợ gặp tình huống máy bay có người gác, không đánh cắp được, phải đánh cướp thì không ổn. Vì vậy tôi đề xuất có thêm người hỗ trợ và anh Tư Đen (đồng đội) là người phụ tôi”, ông Hùng nhớ lại.

Gia ln ranh sinh t

Để thực hiện nhiệm vụ, hằng ngày ông Hùng đều đi bộ quanh quẩn gần bãi đáp chờ thời cơ. Sau nhiều ngày nỗ lực, ông cũng đã thấy chiếc trực thăng UH-1 đang hạ cánh nhưng máy bay này không đủ nhiên liệu để về đến nơi nên không lấy được. Mấy hôm sau ngày nào ông cũng tìm thời cơ khác để lấy cho bằng được máy bay UH-1. Cuối cùng nỗ lực của ông cũng được thực hiện. Sau khi quan sát thấy không ai chú ý, ông vào buồng lái kiểm tra và thấy máy bay này đủ xăng, đủ điện áp nên tôi quyết định lấy chiếc này. “Tôi vừa quan sát vừa nhanh chóng mở dây buộc cánh quạt, vào buồng lái thắt dây an toàn, đội mũ bay, mở công tác điện, công tắc nhiên liệu rồi bấm nút khởi động cho máy bay đi. Vừa cất cánh, máy bay liền chui vào trong mưa mù mịt”, ông Hùng nhớ lại.

Lái máy bay trong thời tiết xấu, ông Hùng bị mất phương hướng, tay chân cứ điều khiển máy bay một cách phản xạ và chỉ nhờ vào chiếc đồng hồ chỉ tốc độ. “Thời gian kéo dài như ác mộng, cứ tưởng mình không còn mạng trở về. Rồi không biết có phép lạ nào mà bỗng dưng tôi thoát ra được khỏi vùng mây núi Đà Lạt, thấy trời trong phía trước. Tôi kêu lên: Sống rồi!”, ông Hùng chia sẻ.

Sau khi hạ cánh máy bay, ông Hùng đã tìm gặp quân ta và được cấp trên đồng ý cho gửi máy bay ở nơi đáp – Đại đội vận tải của Đoàn hậu cần 235. Trở về tới đơn vị trong căn hầm của một thủ trưởng ông Hùng đã có báo cáo tóm tắt kết quả đánh cắp máy bay và sau đó được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng – đúng như lời hứa của lãnh đạo trước khi giao nhiệm vụ.

Theo dự tính ban đầu, chiếc UH-1 sẽ được dùng vào mục đích chở khối thuốc nổ khoảng nửa tấn di chuyển dọc theo sông Sài Gòn để ném xuống dinh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên, kế hoạch này sau đó đã không được Bộ Tham mưu miền đồng ý mà yêu cầu đem máy bay lên hướng biên giới, theo một kế hoạch khác. Chiếc UH-1 đậu ở Lộc Ninh khoảng 1 tháng thì có một đoàn cán bộ không quân gồm các phi công và kỹ thuật viên trực thăng từ Hà Nội vào để nghiên cứu và tập bay. Vậy là chiếc máy bay do ông đánh cắp đã góp phần phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và tập bay của quân ta trong chiến đấu. Sự kiện đánh cắp máy bay của ông Hùng đến nay vẫn thường xuyên được nhắc lại để thấy được sự dũng cảm của ông để tạo thế cho quân ta chiến đấu, giành độc lập.

Kiu Khánh

Bình luận (0)