Sự kiện giáo dụcTin tức

Hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT nhưng chỉ 53% vào đại học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Năm 2023, cả nước có 1.022.063 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó, chỉ 546.686 em trúng tuyển đại học nhập học. Tỷ lệ nhập học/dự thi là 53,12%.

Hơn nửa triệu thí sinh thi tốt nghiệp THPT vào đại học

Sáng 15/3, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015-2023 và triển khai công tác tuyển sinh 2024, 2025 khối đại học và cao đẳng sư phạm.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2023, cả nước có 1.022.063 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng là 663.063 thí sinh nhưng chỉ có 546.686 em trúng tuyển đại học nhập học. Tỷ lệ nhập học/chỉ tiêu là 82,455%; tỷ lệ nhập học/dự thi là 53,12% nhập học.

Con số này tăng so với năm 2022 khi có 1.011.589 số thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng là 625.096 thí sinh, trong đó, 521.263 thí sinh nhập học. Tỷ lệ nhập học/chỉ tiêu đạt 83,39%. Tỷ lệ nhập học/số thí sinh dự thi là 51,35%.

Đại diện Bộ GD-ĐT nhìn nhận, tỷ lệ nhập học năm 2023 có giảm hơn năm trước nhưng tỷ số thí sinh trúng tuyển đã tăng.

(Nguồn: Bộ GD-ĐT)

Cả nước có 203/322 cơ sở đào tạo có tỷ lệ nhập học trên 80%. Số thí sinh nhập học tại các cơ sở này chiếm 78,24% tổng số nhập học cả nước. Việc tuyển sinh tốt diễn ra ở những trường lớn, có đủ uy tín, chất lượng. 

Đối với tuyển sinh sư phạm, chỉ tiêu cho trình độ đại học là 28.852 thí sinh, có 25.669 thí sinh nhập học, đạt tỷ lệ 88,97%. Chỉ tiêu cho trình độ cao đẳng sư phạm là 7.609 thí sinh, có 6.831 thí sinh nhập học, đạt tỷ lệ 89,78%.

Bộ GD-ĐT nhìn nhận khó khăn trong việc tuyển sinh sư phạm hiện nay là nhiều địa phương không đặt hàng đào tạo, xử lý kinh phí đào tạo khó khăn và một số ngành khó tuyển sinh.

Chủ yếu xét học bạ và thi tốt nghiệp

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, có nhiều phương thức xét tuyển chính được các cơ sở đào tạo sử dụng như: Xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT (49,45%); Xét học bạ (30,24%); các phương thức khác (bao gồm 12 phương thức) (14,10%); Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy (2,57%); Xét tuyển thẳng theo đề án (2,32%), ngoài ra xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo đề án và các phương thức khác. 

Theo Bộ GD-ĐT trong quá trình xét tuyển vẫn còn một số vấn đề sai sót ưu tiên của thí sinh, cụ thể là ưu tiên khu vực và đối tượng. Nguyên nhân dẫn tới sai sót là do thí sinh khai sai thông tin, điểm tiếp nhận rà soát chưa ký, thí sinh không đăng ký xét tuyển đúng thời gian quy định, thí sinh chọn không đúng nguồn dữ liệu xét tuyển hay không đăng ký xét tuyển đúng thời gian quy định. 

Trong khi đó, các trường đại học sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển, điều này gây nhiễu thông tin, mặt khác nhiều phương thức xét tuyển không có hoặc có rất ít thí sinh đăng ký xét tuyển nên kém hiệu quả.

Một số cơ sở đào tạo cũng chưa đảm bảo công bằng giữa các phương thức xét tuyển. Ngoài ra, nhiều cơ sở đào tạo chưa phân tích tương quan, đánh giá đối sánh kết quả học tập của sinh viên theo phương thức xét tuyển.

(Nguồn: Bộ GD-ĐT)

Bộ GD-ĐT đề nghị các trường đại học cần lưu ý việc gọi thí sinh chưa tốt nghiệp THPT nhập học sớm. Bộ cũng lưu ý, một số trường không cập nhật dữ liệu, báo cáo không đầy đủ kịp thời, không chính xác; Không tham gia vào hệ thống xét tuyển.

Một số cơ sở đào tạo không đưa việc đăng ký xét tuyển các chương trình liên kết đào tạo nước ngoài, từ xa và kết quả xét tuyển các chương trình này lên hệ thống hay xét tuyển vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu.

Theo Lê Huyền/Vietnamnet

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)