Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hơn 2,8 triệu học sinh bệnh về mắt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Hiện nay gia đình, nhà trường và xã hội chưa thật sự quan tâm đến tình trạng tật khúc xạ ở học sinh (HS). Điều này đã làm cho căn bệnh “cận học đường” đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Bác sĩ Nguyễn Chí Dũng, Bệnh viện Mắt Trung ương đã đưa ra con số khiến nhiều người không khỏi lo ngại: ước tính có khoảng hơn 2,8 triệu HS từ 6-15 tuổi mắc bệnh về mắt cần đeo kính…
Thành thị nặng hơn ở nông thôn
Với 2.280 HS từ tiểu học đến THPT được điều tra ngẫu nhiên tại 3 thành phố lớn Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Nguyễn Đức Minh, Viện Khoa học giáo dục (KHGD), cho biết: Tật khúc xạ của HS trong các trường học hiện nay rất cao với tỷ lệ khoảng 26,14% tổng số HS phổ thông. Trong đó cận thị chiến gần 80%. Cũng theo ông Minh HS ở khu vực thành phố bị tật khúc xạ chiếm 26,94%, trong khi đó vùng nông thôn tỷ lệ này chỉ là 14,44%. Các nguyên nhân gây ra tật khúc xạ có yếu tố di truyền chiếm 26,51%. Tật khúc xạ còn có mối tương quan giữa nghề nghiệp của bố mẹ với HS. Ông Minh chỉ rõ, bố mẹ làm cán bộ thì con mắc khúc xạ nhiều nhất sau đó đến bố mẹ làm nghề buôn bán và công nhân. Bố mẹ làm nghề nông và các nghề khác thì HS ít bị tật khúc xạ hơn. Đó là do bố mẹ là cán bộ, buôn bán, công nhân có điều kiện nên bắt con học nhiều hơn. Một lãnh đạo của Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết, thực tế HS trường chuyên của ông học tất cả các buổi trong tuần, không được nghỉ ngày nào. Điều đặc biệt hơn, trong kết quả điều tra cũng cho thấy tỷ lệ HS không có đèn bàn cần đeo kính là 32,41% trong khi đó, HS có đèn bàn cần đeo kính lại chiếm tỷ lệ cao với 60,66%. Vấn đề này được lý giải là HS tại vùng khó khăn chỉ học 1 buổi/ngày, không cần học hoặc đọc thêm vì vậy hầu như không cần dùng đèn bàn tại nhà và mắt không bị quá tải. Bác sĩ Phạm Bình, Giám đốc bệnh viện Mắt Đà Nẵng cũng cho biết tật khúc xạ ở HS thành phố cao gấp 3 – 5 lần HS ngoại thành và nông thôn. Như TPHCM, khu trung tâm là gần 57%, vùng ven là gần 40% và ngoại thành gần 16%; Hà Nội thành phố gần 24%, nông thôn chỉ chiếm 7%; Đà Nẵng thành phố cũng cao gấp 3 lần nông thôn.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như HS phổ thông xem ti vi quá nhiều, chơi games và vào mạng nhiều, thiếu ánh sáng, tư thế ngồi học và đọc sách không đúng, môi trường ô nhiễm, học nhiều quá; đọc nhiều quá; ăn uống không đủ chất…
Chưa được quan tâm đúng mức
Tổng hợp điều tra về tật khúc xạ (chủ yếu là cận thị) của HS phổ thông Việt Nam thì tỷ lệ mắc tật tương đối cao: Hà Nội tỷ lệ HS có tật khúc xạ là 24%, TP.HCM là 40% và Hải Phòng là 60%.
Cũng theo bác sĩ Bình, đa phần HS không biết mình bị tật khúc xạ; HS bị tật khúc xạ không đeo kính (con số này tại TP.HCM là 40%, Đà Nẵng 50% và Ninh Thuận là 84%. Trong khi đó, ánh sáng phòng học theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 100 – 300 lux nhưng theo nhóm nghiên cứu ĐH QG TPHCM thì quy định này đã lạc hậu, nhóm đề nghị tối thiểu 200 lux để đảm bảo độ rõ nét phải 300 lux. Nhưng nếu độ rọi sáng là 200 lux thì TP.HCM năm 2007 chỉ có 37,5% đạt chuẩn, còn 300 lux thì chỉ có 8,2% đạt chuẩn.
Trong khi đó, ông Minh cho rằng điều đáng lo ngại là phần lớn HS chưa được khám mắt định kỳ. Đa số HS chỉ được khám mắt tại trường và do cán bộ phụ trách y tế học đường (là giáo viên kiêm nhiệm) kiểm tra. Trong khi đó, kiểm tra hệ thống y tế của 36 trường học cho thấy chỉ có duy nhất một trường có pano quảng cáo việc bảo vệ mắt và không trường nào có bảng đo thị lực cho HS điều đáng lo ngại là phần lớn HS chưa được khám mắt định kỳ. Đa số HS chỉ được khám mắt tại trường và do cán bộ phụ trách y tế học đường (là giáo viên kiêm nhiệm) kiểm tra. Trong khi đó, kiểm tra hệ thống y tế của 36 trường học cho thấy chỉ có duy nhất một trường có pano quảng cáo việc bảo vệ mắt và không trường nào có bảng đo thị lực cho HS. Có tới 63,2% giáo viên được hỏi cho biết chưa hề dạy cho HS về nội dung này; 85,4% ý kiến giáo viên cho biết trong trường học không hề tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống tật khúc xạ. Trong khi đó, số HS khám chữa bệnh tại bệnh viện theo bảo hiểm y tế rất ít và hệ thống bảo hiểm này chưa tiến hành bất cứ hoạt động nào trong trường học về phòng chống bệnh mắt nói chung và tật khúc xạ nói riêng.
Ông Trần Thế Hưng Trưởng trung tâm khúc xạ (Bệnh viện Mắt Sài Gòn) cho rằng điều đáng lo ngại là tuy số HS bị tật khúc xạ cao nhưng chỉ có hơn 60% trong số đó đeo kính. Đặc biệt, nhiều trường hợp HS đeo kính không đúng và không đủ độ, điều này càng làm cho mắt nhìn mờ và tăng độ nhanh. Nhiều em hai mắt chênh nhau lên tới 4, thậm chí có trường hợp trên 10 đi-ốp. Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Đức Minh chia sẻ thêm: khảo sát cho thấy, sở dĩ nhiều HS cần kính trợ thị nhưng không sử dụng vì lý do là “vướng” hay “không đẹp”. Mặt khác, một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có tiền mua kính cho con em mình.
Nghiêm Huê
 
Theo bác sĩ Nguyễn Chí Dũng đối với tật khúc xạ, HS cần đeo kính đúng theo quy định. Nhưng lý tưởng nhất là tất cả trẻ em cần được khám sàng lọc tật khúc xạ một lần trước khi đi học (6 tuổi) và mỗi năm được khám một lần vào các năm tiểu học và THCS (từ 7 – 15 tuổi).
 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)