Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hơn 90% phụ nữ im lặng khi bị bạo lực gia đình

Tạp Chí Giáo Dục

Bo lc gia đình là vn nn gây nhc nhi trong xã hi t nhiu năm nay và có xu hưng trm trng hơn, phc tp hơn. Tuy nhiên có đến hơn 90% ph n b bo lc đu im lng dn đến vết thương th xác ln tinh thn ngày càng nghiêm trng và gây ra nhng h ly khôn lưng.


TP.HCM tuyên dương các gia đình truyn thng – gia đình văn hóa – hnh phúc tiêu biu năm 2022

Lut Phòng, chng bo lc gia đình năm 2022 s có hiu lc t tháng 7-2023

Thông tin được cung ấp tại Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 do Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức mới đây.

Bạo lực gia đình không chỉ xảy ra ở riêng một độ tuổi nào mà có thể xảy ra trong suốt cuộc đời một con người, từ khi chưa được sinh ra (dưới hình thức phá thai lựa chọn giới tính) cho đến khi chết. Đồng thời, bạo lực giới cũng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, mọi bối cảnh, trong gia đình, tại nơi làm việc hoặc nơi công cộng hay trong xã hội. Bạo lực giới có thể gây ra từ những người bạn, các thành viên trong gia đình, người quen, người xa lạ, đồng nghiệp, người có quyền lực cũng như từ cộng đồng hay cơ quan Nhà nước với nhiều hình thức, từ bạo lực thể chất, tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực tình dục… gây ra những tổn thương dài lâu về thể chất và tinh thần không thoát ra được đối với người bị bạo lực, dẫn đến tan vỡ gia đình.

Luật sư Đỗ Đăng Khoa (Hội Luật gia quận 7) thông tin, một báo cáo của Văn phòng Liên hợp quốc cho biết, năm 2020 có 81.000 phụ nữ và trẻ em gái đã bị giết; khoảng 47.000 người trong số họ (58%) bị chết dưới tay của người bạn đời hoặc một thành viên trong gia đình (tương đương cứ 11 phút có 1 phụ nữ hoặc trẻ em gái bị giết tại nhà của họ). Ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực gia đình tăng từ 30% đến 300%. Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ, công bố: Năm 2019 có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng. Cứ 3 phụ nữ thì có 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Tuy nhiên, có hơn 90% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP (tăng 0,2% so với năm 2012).


Mu
n gim bo lc, ngưi ph n phi nâng cao v thế, hiu biết cho bn thân

Luật sư Khoa cho biết, nhiều vụ bạo lực gia đình dẫn đến những cái chết đau lòng của phụ nữ và trẻ em, gây bức xúc trong xã hội. Mặc dù pháp luật trừng trị rất nghiêm những trường hợp vi phạm, nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, nhiều đối tượng vẫn coi thường pháp luật. Việc sửa đổi, bổ sung pháp luật là rất cần thiết nhằm phòng ngừa, không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc.

Có hiu lc t tháng 7

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có hiệu lực thi hành từ 1-7-2023 gồm 6 chương, 56 điều (tăng 10 điều so với Luật 2007).

Tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định 16 hành vi bạo lực gia đình. Điều 3 xác định bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Về quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 nêu, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền: Bảo vệ… áp dụng biện pháp ngăn chặn; bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản. Được bố trí nơi tạm lánh, giữ bí mật, thông tin về nghĩa vụ liên quan; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống, chống bạo lực gia đình.

Đối với trách nhiệm của người có hành vi bạo lực gia đình, phải chấm dứt hành vi bạo lực, chấp hành yêu cầu, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Kịp thời đưa người bị bạo lực gia đình đi cấp cứu, điều trị. Chăm sóc người bị bạo lực gia đình. Đồng thời, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình và tổ chức, cá nhân khác.

Theo ThS. Lê Th Thanh Nhã (nguyên Phó phòng Gia đình, S Văn hóa và Th thao TP.HCM), mun gim bo lc, ngưi ph n phi nâng cao v thế, hiu biết vn đ. Các ch em nên tiếp cn tri thc bng cách tham gia nhng cuc tuyên truyn đ hiu hơn v vn đ bo lc. Ngưi ph n phi đi làm đ có tin, đ không ph thuc vào ngưi khác. Luôn luôn có v thế, kinh tế đc lp, có đim ta t chi hi ph n, chính quyn đa phương thì mi gim đưc vn nn này.

Về nguyên tắc, việc phòng, chống bạo lực gia đình phải thực hiện theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, cụ thể: Phòng ngừa là chính, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm. Cùng với đó, tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em; ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình là phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; thực hiện bình đẳng giới.

Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em.

Chú trọng phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng. Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức…

Kiu Thúy

Bình luận (0)