Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Hòn đảo Nhật Bản bỗng nhiên biến mất, tìm mãi không thấy

Tạp Chí Giáo Dục

Lực lượng tuần duyên Nhật Bản đã mở chiến dịch tìm kiếm một thứ mà lẽ ra bình thường không khó tìm, đó là một hòn đảo.
Theo Quartz, hòn đảo nhỏ không có người sinh sống tên Esanbe Hanakita Kojima, từng tồn tại ở vùng biển ngoài khơi Hokkaido. Cư dân địa phương ở Sarufutsu, Hokkaido, thông báo về việc hòn đảo mất tích hồi tháng trước.
Cuộc tìm kiếm của người dân địa phương kết thúc mà không có kết quả. Ảnh vệ tinh chụp năm 2018 không còn hình ảnh của hòn đảo, mà chỉ là một bãi đá nhỏ.
Nhật Bản có hàng trăm hòn đảo nhỏ không có người sinh sống.
Nhật Bản có hàng trăm hòn đảo nhỏ không có người sinh sống.
Esanbe Hanakita Kojima là một trong số 158 hòn đảo không có người sinh sống, được chính quyền Nhật Bản đặt tên cách đây 4 năm trước để khẳng định chủ quyền.
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản nói lần cuối cùng họ khảo sát trên hòn đảo là cách đây hơn 30 năm. Khi đó, hòn đảo ở tại vị trí cao 1,4 mét so với mực nước biển.
Điều đáng lo ngại là hòn đảo biến mất trong vành đai lãnh hải Nhật Bản. Điều đó có nghĩa là vùng lãnh hải cũng sẽ thu nhỏ lại.
Lực lượng tuần duyên Nhật Bản nói họ sẽ mở cuộc tìm kiếm mới và điều tra xem chuyện gì xảy ra, đài truyền hình NHK đưa tin. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, một hòn đảo được định nghĩa là “vùng đất được hình thành tự nhiên, bao quanh bởi nước, và vẫn nổi trên mặt nước khi thủy triều dâng cao”.
Cư dân địa phương Hokkaido nói họ vẫn nhớ về sự tồn tại của hòn đảo. “Kể từ sau năm 1975, có một hòn đảo nhỏ ở đó và tôi đã đặt chân đến đó”, ngư dân Nhật nói trên tờ Asahi Shimbun.
Sarufutsu là ngôi làng ở cực bắc của Nhật, đối mặt với đảo Sakhalin và giáp vùng biển Okhotsk. Hòn đảo nằm ở phía bắc có nghĩa là nó chịu ảnh hưởng bởi băng đá và mưa bão trong mùa đông.
Lực lượng tuần duyên Nhật đồn đoán rằng băng đá và những cơn sóng đã làm xói mòn hòn đảo theo thời gian.
Việc hòn đảo biến mất từng xảy ra trong quá khứ, đặc biệt là ở Nam Thái Bình Dương. Quần đảo Solomon đã mất 5 hòn đảo vì xói mòn và mực nước biển dâng cao.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)