Điều gì chị muốn kể nhất khi trở về từ LHP quốc tế
Tôi bay sang
Nhưng khi Việt
Ngày 20/12, khi đặt chân về tới Sài Gòn, tôi đã nhận được rất nhiều điện thoại chúc mừng của bạn bè, của gia đình, người thân, của đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo trên Cục điện ảnh… Tôi thực sự rất hạnh phúc.
Thêm một giải thưởng dành cho chị với vai diễn một cô giáo người Huế, bất hạnh, khổ cực, và bị chồng lừa dối (trong bộ phim nhựa Trăng nơi đáy giếng). Cộng thêm vai Tâm (Đời cát), bà Cháy (Trái tim bé bỏng) Chị có thấy mình bị “đóng khung” trong nhữngvai nữ khổ hạnh?
Mỗi cuộc đời, mỗi số phận đều khác nhau. Cô giáo Hạnh người Huế trong Trăng nơi đáy giếng không giống với cô Tâm Quảng Bình trong Đời cát, và càng không giống bà Cháy trong Trái tim bé bỏng. Sự bất hạnh của họ khác nhau. Bản thân mỗi sự bất hạnh ấy lại được kể theo giọng điệu riêng của người đạo diễn.
Tôi nhận vai cô giáo Hạnh trong Trăng nơi đáy giếng chính vì tôi không nhìn thấy sự trùng lặp với các vai diễn trước đây của tôi. Hơn nữa, trước đó, tôi từng đọc truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng của nhà văn Trần Thuỳ Mai và đã thấy thích truyện ngắn này. Khi truyện ngắn được chuyển thể thành kịch trên sân khấu Idecaf, một lần nữa tôi lại đi xem, và rất ấn tượng với vai cô gái Hạnh của nghệ sỹ Thu Thuỷ. Bởi vậy, khi nhận kịch bản phim từ đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, tôi đã nhận lời. Đây cũng là đạo diễn mà tôi tin tưởng. Chắc chắn, Trăng nơi đáy giếng phải có cái gì đó đặc biệt mới thuyết phục được tôi đến thế.
Nhưng nếu, nhận được giải thưởng với một vai diễn phá cách, khác biệt hẳn so với các vai Tâm (Đời cát), bà Cháy (Trái tim bé bỏng)… Hẳn chị sẽ thấy thú vị hơn?
Tôi nghĩ, sự khác biệt ấy, có lẽ chỉ nằm trong cách tạo hình. Bi kịch của những người phụ nữ, dù làm cô giáo hay là nông dân, dù là cave, gái điếm, hay là viên chức… cũng đều có những điểm giống nhau.
Chị đã đạt được khá nhiều giải thưởng, cả những giải thưởng trong nước và quốc tế (Trước LHP quốc tế
Tôi tự tin với những khán giả yêu thích phim tôi làm một cách thực sự. Thế giới có rất nhiều dòng phim. Ở Việt
Nhưng tôi tin, cũng có những khán giả tìm đến xem những bộ phim bi kịch, để đau với những nỗi đau của nhân vật, để tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời, chứ không chỉ để cười to một tiếng rồi thôi.
Với cá nhân mình, tôi nghiêng về dòng phim tác giả nhiều hơn, vì tôi thấy hợp với khả năng của mình. Tôi có thể diễn xuất nội tâm. Phim khán giả họ cần những diễn viên có ngoại hình, đó lại không phải là lợi thế tôi có. Dòng phim nào cũng có giá trị riêng, nhưng người ta chỉ mang phim tác giả đi dự thi các LHP quốc tế mà thôi, không ai mang phim Giải trí, phim khán giả đi dự thi bao giờ.
Hồng Ánh cùng đạo diễn Trăng nơi đáy giếng Nguyễn Vinh Sơn (phải) và nhà quay phim Trinh Hoan tại LHP Dubai. (Ảnh: BaoVietNam) |
Trăng nơi đáy giếng tham dự LHP quốc tế Dubai nhưng lại chưa hề công chiếu trong nước, nên để đánh giá chất lượng phim như thế nào cũng rất khó… Sẽ có người nói, vì Hồng Ánh tham gia phim nên Hồng Ánh khen ngợi cũng là đúng thôi, chất lượng phim và quy mô LHP còn phải xem lại…!
Mọi người đều có thể thấy, số lượng phim tôi tham gia rất ít, có thể đếm trên đầu ngón tay. Cơ hội đóng phim nhựa ở Việt
Tôi không có một cuộc sống giàu có, sung túc, nhưng tôi vẫn mạnh dạn “bỏ bớt”, “từ chối” các vai diễn, vì tôi làm nghề để được làm những gì mình yêu thích chứ không phải vì mưu sinh. Tôi tiếp cận các nhân vật của mình chỉ với một mục đích, là được thoả mãn đam mê.
Trăng nơi đáy giếng là một phim được kể theo cách kể chuyện rất Huế của đạo diễn Vinh Sơn (anh cũng là người Huế), nhịp phim chậm, lãng đãng, cảnh quay dài, không cắt cảnh, có những cảnh kéo dài tới 3 phút. Tôi được xem phim hoàn tất lần đầu ở
Chị có thể kể một chút về quá trình vào vai cô giáo Hạnh?
Đây là vai diễn phim nhựa đầu tiên thu tiếng trực tiếp của tôi. Trong phim, ngoài tôi ra, tất cả các vai diễn từ quần chúng đến vai phụ đều là người Huế. Chồng cô gái Hạnh, con trai nhỏ của cô giáo Hạnh đều nói tiếng Huế. Những tuần đầu tiên, thú thực, tôi không hiểu mọi người nói gì! Phải dần dần mới nghe quen tiếng.
Mọi người lại quan niệm, tôi là diễn viên có tiếng, nên khi đứng trước tôi, diễn viên đóng chồng cô giáo Hạnh, con trai cô Hạnh và các vai phụ khác đều rất lúng túng, không tự tin, thành ra khó diễn cho cả đôi bên. Đạo diễn phải dặn tôi, không chỉ trong khi quay, mà thời gian ngoài cảnh diễn, tôi phải nói chuyện với các nhân vật để mọi người thấy rằng, chúng tôi là một gia đình. Bây giờ, bé trai đóng con trai tôi trong phim coi tôi như người mẹ thứ hai của bé rồi, thân thiết lắm!
Nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn thì nói sao về giải thưởng Điện ảnh mới của diễn viên Hồng Ánh?
Anh Sơn động viên tôi đi
Hồng Ánh: "Sẽ chỉ là một đám cưới giản dị, cả tôi và anh Sơn (- nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn – PV) đều muốn như vậy…" |
Một đám cưới đã được hai người dự định từ rất lâu nhưng chưa biết thời gian diễn ra chính thức là khi nào?
Thời gian chính thức diễn ra là trong tháng 1/2009. Sẽ là một đám cưới gọn gàng, thân mật, ấm cúng. Hai bên gia đình sẽ có bữa cơm riêng, gia đình anh Sơn ở Hà Nội và gia đình tôi. Tiệc chiêu đãi bạn bè cũng giản dị, ấm cúng, và được tổ chức ở một nơi xa trung tâm thành phố.
Chúng tôi mời ít khách, chỉ là bạn bè đồng nghiệp thân thiết. Mọi thứ cũng đã được chuẩn bị “hòm hòm”. Chúng tôi không muốn làm rình rang, đình đám. Sẽ chỉ là một đám cưới giản dị, cả tôi và anh Sơn đều muốn như vậy.
Tết này, chị sẽ ra Bắc ăn Tết?
Vâng, có lẽ, sẽ ra sớm hơn một chút vì năm nay có thể tôi có lịch diễn kịch Tết. Năm 2009, tôi đang ấp ủ nhiều dự định, sẽ đầu tư cho phim nhiều hơn và cho sân khấu ít hơn.
– Liên hoan phim Quốc tế – “Phim hay nhất châu Á – châu Phi”: Treeless Mountain (Hàn Quốc) – đạo diễn So Yong Kim. – Askhat Kuchinchirekov nhận giải “ – Hồng Ánh đoạt giải “Nữ diễn viên xuất sắc” với vai diễn cô giáo Hạnh trong phim Trăng nơi đáy giếng của đạo diễn Vinh Sơn. |
H.H (Theo dantri)
Bình luận (0)