Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Hồng Đà Lạt lên đời nhờ sấy theo kiểu Nhật

Tạp Chí Giáo Dục

Đầu tháng 12, khi mùa mưa cao nguyên vừa chấm dứt, nhiều nhà vườn ở thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) hối hả thu hoạch quả hồng trái vụ để sấy theo phương pháp cổ truyền của Nhật: Tận dụng không khí và nắng trời để hong khô quả hồng chứ không sử dụng lò sấy. 

Hồng Đà Lạt lên đời nhờ sấy theo kiểu Nhật
Người Đà Lạt sấy hồng theo công nghệ Nhật.

Hồng sấy kiểu Nhật mềm dẻo, chất lượng vượt trội, giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên so với hồng khô sấy than, sấy điện. Mặt khác, có thể bảo quản trong thời gian dài, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Hiện hồng khô sấy bằng lò có giá từ 150.000 – 180.000 đồng/kg, trong khi hồng sấy kiểu Nhật giá cao gấp rưỡi, gấp đôi mà cung vẫn không đủ cầu.

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tài trợ cho một số cán bộ kỹ thuật và nông dân Đà Lạt sang Iida (tỉnh Nagano thuộc miền trung Nhật Bản) – thành phố nổi tiếng với quả hồng khô Hoshigaki để tập huấn nâng cao kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây hồng và chế biến loại đặc sản này.

Kim Anh (TPO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)