Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Họp phụ huynh học sinh: Đâu phải chỉ kêu gọi… đóng tiền

Tạp Chí Giáo Dục

Thi đim này, các trưng hc ti TP.HCM t chc cuc hp ph huynh hc sinh (PHHS) đu năm hc. Nhm to s gn kết gia gia đình và nhà trưng, thng nht quan đim và mc tiêu giáo dc HS, nhiu trưng đã làm mi cuc hp PHHS bng nhiu hình thc sáng to.

Nhng cánh thư HS gi đến cha m trong bui hp ph huynh hc sinh đu năm ti Trưng THPT Lương Thế Vinh

Những cách làm mới này không chỉ “làm mềm” cuộc họp PHHS mà còn thay đổi quan điểm “họp PHHS chỉ để thông báo… đóng tiền”.

Ci tiến cuc hp PHHS

Cuộc họp PHHS đầu năm học của 60 lớp ở hai bậc THCS, THPT tại Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) đồng loạt diễn ra với nhiều cảm xúc thú vị. Khác với mọi năm, năm học này nhà trường quyết tâm đổi mới cuộc họp – 60 lớp học là 60 hình thức khác nhau. Có lớp chính HS điều hành buổi họp, giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò hỗ trợ; có lớp diễn ra như cuộc thi “Ai là triệu phú” của VTV; có lớp HS viết thư gửi đến cha mẹ và cha mẹ viết thư trao lại cho con; có lớp giáo viên chủ nhiệm gửi thư cho PH hay giáo viên chủ nhiệm viết lời động viên từng HS… Cuộc họp PHHS đầu năm học trở thành buổi chia sẻ, gửi gắm tâm tình của HS và PH.

“Thông thường, cuộc họp PHHS đầu năm học chỉ là làm quen, giới thiệu nhà trường, thống nhất về các khoản thu chi cho phép với PH. Chính vì vậy, nhắc đến cuộc họp PHHS, nhiều PH lại ngao ngán: lại thông báo đóng tiền chứ chả có gì. Chính vì tâm lý đó cộng với sự khô cứng trong cách tổ chức các buổi họp đã làm mất đi phần nào ý nghĩa của cuộc họp PHHS”, cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng nhà trường) chia sẻ.

Theo cô Tâm, họp PHHS, nhất là cuộc họp đầu năm học có vai trò rất lớn, tác động đến mối quan hệ của giáo viên chủ nhiệm, nhà trường với PH, từ đó tác động đến quá trình giáo dục HS trong nhà trường. Vì thế, câu chuyện họp PHHS ngoài vấn đề tiền học phí, thu chi thì trên hết và quan trọng hơn cả đó là tìm ra sự đồng thuận, thống nhất quan điểm giáo dục giữa PH và nhà trường. “Không gì khác là nên xuất phát từ giá trị yêu thương, khơi lên những giá trị yêu thương giữa cha mẹ với con. Giáo viên chủ nhiệm chỉ là “bồ câu đưa thư” để kết nối và truyền tải những yêu thương đó, cho những yêu thương đó được dịp cất lời. Qua đó để PH được lắng nghe con nói, HS được dịp thấu hiểu hơn nỗi lòng của cha mẹ. Thành công của một người giáo viên chủ nhiệm, ngoài HS hiểu mình thì còn phải có PH đứng về phía mình”, cô Tâm chỉ ra.

Bên cạnh đó, cô Tâm cho rằng trong mối quan hệ giữa nhà trường và PH thì sự thống nhất về quan điểm giáo dục là cực kỳ quan trọng, để tránh việc “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, nhà trường hướng một đằng, còn PH hiểu một nẻo. “Để thống nhất về quan điểm giáo dục, PH phải hiểu được mục tiêu giáo dục của chính con mình, chính lớp học, xa hơn là chính ngôi trường mà con mình theo học là như thế nào. Từ việc hiểu đó, PH sẽ có sự hỗ trợ với nhà trường, với lớp, với con mình để hướng đến mục tiêu đó. Khi đã hiểu rõ mục tiêu thì chắc chắn PH sẽ có sự đồng thuận trong mọi hoạt động giáo dục”, cô Tâm nhấn mạnh.

Thay li mun nói!

Cũng xuất phát từ mong muốn tìm được sự đồng thuận và thấu hiểu, tại Trường Tiểu học Phùng Hưng (Q.11), cuộc họp PHHS đầu năm trở thành những buổi trò chuyện thân mật, tâm tình giữa giáo viên chủ nhiệm và PH. Bằng nhiều cách tổ chức sáng tạo, những bức thư cha mẹ gửi cho con thường được viết trong “nhạt nhòa nước mắt” bởi sự xúc động của PH. Thậm chí, có giáo viên chủ nhiệm lấy chính những mong ước, ý kiến của HS và thư hồi đáp của PH để đưa vào tiết học về đạo đức.

Cô Tôn Nữ Ngọc Châu (giáo viên chủ nhiệm lớp 2/5) còn chuẩn bị hẳn cuốn “cẩm nang họp PH” để phát cho PHHS trong cuộc họp đầu năm. “Nhiều năm trước, đến cuộc họp PHHS, tôi phải đọc tất tần tật những gì có trong hướng dẫn cuộc họp của trường cho PH nghe. Giáo viên thì khản cổ đọc, PH thì chán nản, và tôi cũng không có thời gian để chia sẻ những gì mình sẽ làm cho tất cả PH nghe. Đó là chưa kể, nhiều PH đến muộn, vắng họp thì lại gặp riêng giáo viên chủ nhiệm để hỏi, lúc đó giáo viên lại phải giải thích lại từ đầu… Rút kinh nghiệm, năm nay tôi làm hẳn một cuốn cẩm nang họp PH. Kết quả thành công ngoài mong đợi, PH thích thú xem còn giáo viên chủ nhiệm thì có thêm nhiều thời gian để chia sẻ với PH về những đổi mới, về nội quy lớp, cách lớp học vận hành, PH viết thư hồi đáp cho con…”, cô Ngọc Châu cho biết.

Thư gi con t phòng hp

Khác với các cuộc họp PH thông thường, cuộc họp PHHS đầu năm của lớp 9/6 Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3) lại trở thành sự kiện kết nối giữa PH và HS thông qua những lá thư – thông điệp của HS gửi cho cha mẹ và ngược lại. Cô Phạm Thanh Xuân (giáo viên chủ nhiệm lớp 9/6) cho biết trước cuộc họp, cô đặt ra cho HS một yêu cầu nhỏ là hãy viết một bài văn nêu những suy nghĩ của bản thân và điều muốn nói với người thân. Trong đó, người thân ở đây có thể là cha mẹ, ông bà, hay một người mà các em yêu thương nhất. Những chia sẻ của HS, cô Xuân gửi đến PH trong cuộc họp, nhiều PH bất ngờ và bật khóc. “Những cảm xúc của HS có thể là lời cảm ơn, lời xin lỗi, hay kỷ niệm đẹp đã có với gia đình, hoặc điều các em ngộ ra từ những sai lầm của mình… Nhiều em thậm chí còn bày tỏ lời xin lỗi với anh hai, về nguyên nhân khiến mình mê chơi hơn mê học. Khi đọc thư, nhiều PH đã ngỡ ngàng, không nghĩ rằng con mình lại trưởng thành đến thế”, cô Xuân cho biết.

Từ cảm xúc sau khi đọc thư con, mỗi PH cũng viết thư gửi con từ phòng họp. Những cánh thư đó không chỉ là lời hồi đáp của cha mẹ mà còn là cách “hóa giải” những hiểu lầm, cách nói chuyện với con để con không nghĩ đó là lời trách mắng. “Cuộc họp PH lại trở thành buổi thảo luận chia sẻ giữa các bậc cha mẹ với nhau, giữa PH với cô giáo về cách trò chuyện với con, cách để con chịu tâm sự, mở lòng với mình. Những bức thư của PH sẽ được tôi gửi đến các em trong buổi sinh hoạt chủ nhiệm”, cô Xuân cho hay.

Theo cô Xuân, HS lớp 9/6 học yếu nhất khối. Vì vậy, các em có tâm lý tự ti, buông xuôi. Việc tổ chức cuộc họp PH từ những cánh thư chính là cách để cô “đưa cha mẹ đến gần HS, đưa giáo viên đến gần PH”, để cha mẹ hiểu con, con hiểu cha mẹ. “Chính yếu là giúp HS không còn mặc cảm, tự ti, có động lực, chịu mở lòng với giáo viên, PH để gia đình và nhà trường có cách gỡ rối những vấn đề các em đang gặp phải”, cô Xuân nói.

Cm nang hp ph huynh ca cô Tôn N Ngc Châu (giáo viên ch nhim lp 2/5 Trưng Tiu hc Phùng Hưng, Q.11)

Theo cô Trương Hồ Trâm Anh (Phó Hiệu trưởng nhà trường), cuộc họp PHHS đầu năm trước hết là buổi PH gặp mặt giáo viên chủ nhiệm, để PH hiểu và tương tác nhiều hơn với giáo viên chủ nhiệm. Bởi PHHS có ủng hộ, có hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm suốt năm học hay không phần nhiều phụ thuộc vào buổi gặp gỡ đầu tiên này. “Ấn tượng ban đầu thường khó quên. Vì vậy phải làm sao để PH hiểu được tâm ý của giáo viên chủ nhiệm; thấy được sự chỉn chu, chu đáo, sâu sắc của giáo viên chủ nhiệm thì khi đó PH mới an tâm giao con cho mình, hoàn toàn ủng hộ giáo viên suốt năm học”, cô Trâm Anh nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, cô Phạm Thị Cẩm Tứ (giáo viên chủ nhiệm lớp 3/1 Trường Tiểu học Cửu Long, Q.Bình Thạnh) chia sẻ, cuộc họp PHHS nào cũng rất quan trọng để đi đến sự thấu hiểu giữa PH và giáo viên chủ nhiệm. “Trong các cuộc họp PHHS, tôi thường lên kịch bản họp và giao việc cho HS điều hành hỗ trợ. HS làm các bảng tên đặt trên bàn, mặt trước là tên còn mặt sau ghi những lời chúc và nguyện vọng gửi đến cha mẹ trong cuộc họp. Cạnh đó, trên bàn PH, tôi đặt những cuốn vở ghi chép và sản phẩm của các em đã làm cho PH xem. Có PH nào không thấy tự hào, xúc động khi được nhận những lời chia sẻ của con, được xem những gì con đã làm, đã học. Cuộc họp PH vì thế cũng cảm xúc và dễ dàng đồng cảm hơn”, cô Tứ bày tỏ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

 

 

Bình luận (0)