Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Hợp sức” xây dựng trường học hạnh phúc

Tạp Chí Giáo Dục

T năm hc 2020-2021, Trưng Tiu hc Trn Hưng Đo, Tiu hc Nguyn Bnh Khiêm và Tiu hc Đinh Tiên Hoàng (qun 1) đã cùng “bt tay nhau” đ thc hin Chương trình GDPT 2018. Mô hình này không ch giúp giáo viên t tin khi đng lp mà còn đang đưc trin khai đng ti xây dng trưng hc hnh phúc.


Giáo viên 3 trưng cùng nhau đi hc trưng hc hnh phúc

T mô hình sinh hot chuyên môn liên trưng

Năm học 2020-2021, Chương trình GDPT 2018 bắt đầu được triển khai ở khối lớp 1. Thách thức đặt ra cho giáo viên và các trường tiểu học tại TP.HCM khi đó là làm sao giáo viên có thể mạnh dạn bước ra vùng quen thuộc, an toàn trong chương trình cũ để chuyển mình đổi mới phương pháp giảng dạy khi đứng lớp chương trình mới.

Trước thực tế đó, 3 trường tiểu học trên địa bàn quận 1 là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Hưng Đạo và Đinh Tiên Hoàng đã cùng bàn bạc, thống nhất “hợp sức” để cùng hỗ trợ giáo viên, giúp thầy cô an tâm, vững vàng tự tin đứng lớp trong chương trình mới ngay từ năm đầu triển khai.

Cô Đỗ Ngọc Chi – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ, điểm mới của Chương trình GDPT 2018 là chuyển việc dạy học theo hướng truyền thụ kiến thức sang dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải có sự chuyển biến lớn trong tư duy, thay đổi phương pháp tổ chức dạy học, chuyển việc dạy học từ lấy giáo viên làm trung tâm sang tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm…

“Dù đã được tập huấn, bồi dưỡng về Chương trình GDPT 2018 bao gồm chương trình tổng thể và chương trình bộ môn song để giáo viên có thể ngay lập tức tự tin khi bước vào giảng dạy trong năm đầu tiên là rất khó. Đó là còn chưa kể giáo viên phải vận dụng nhiều hơn phương pháp dạy học tích cực, từng bước sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy… Như vậy, đội ngũ 3 trường chắc chắn sẽ tốt hơn là 1 trường” – cô Đỗ Ngọc Chi nhìn nhận.

Theo cô Lê Thị Huyền Trân – Khối trưởng Khối 1, Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo, thực hiện Chương trình GDPT 2018, ngoài việc chủ động thời gian, không gian khi tham gia các khóa bồi dưỡng online, giáo viên còn nghiên cứu, tự thảo luận, trao đổi thường xuyên, thông qua sinh hoạt chuyên môn.

Khi sinh hoạt chuyên môn liên trường, 3 trường sẽ chọn ra bài học mà giáo viên còn băn khoăn để bàn bạc, thống nhất về thiết kế bài dạy. Giáo viên một trường sẽ đại diện lên thực hành tiết dạy đó, 2 trường còn lại sẽ cùng dự giờ, từ đó rút ra kinh nghiệm, thảo luận.

“Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học liên trường giúp giáo viên có cơ hội được học tập lẫn nhau, tích lũy kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, tổ chức lớp học, khai thác sử dụng hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học. Từ đó có thể nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học… qua việc thảo luận, dự giờ, trao đổi, chia sẻ sau khi thiết kế và giảng dạy một kế hoạch bài dạy. Mỗi lần sinh hoạt chuyên môn liên trường lại là dịp để giáo viên học hỏi thêm nhiều kiến thức mới, tự bồi dưỡng thường xuyên cho mình…” – cô Trân đánh giá.

Hơn nữa, theo cô Trân, bằng cách sinh hoạt chuyên môn liên trường, ngay từ những năm đầu đổi mới, giáo viên đã được chia sẻ những kho học liệu số, nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Chính vì thế mà đến thời điểm này, việc chuyển đổi số của mỗi giáo viên trong thực hiện chương trình mới là khá thuận lợi…


Mô hình sinh hot chuyên môn liên trưng giúp giáo viên vng tay khi đi mi

Đến thời điểm này khi Chương trình GDPT 2018 ở bậc tiểu học đã bước sang năm thứ 4, cô Lê Thị Thanh Hương – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo nhận định, việc sinh hoạt chuyên môn liên trường đã hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong quá trình đổi mới. Khi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học được mở rộng ra liên trường thì chắc chắn giúp đội ngũ nhìn đúng và trúng vấn đề về phương pháp giảng dạy trong năm đầu triển khai Chương trình GDPT 2018. Từ đó chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, có sự nghiên cứu sâu hơn cho một kế hoạch bài dạy, hoạt động giáo dục, mục tiêu là làm sao giúp giáo viên hiểu được thế nào là dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực.

Đến hưng ti xây trưng hc hnh phúc

Với mục tiêu cùng gỡ khó khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, suốt 4 năm qua các tổ chuyên môn 3 trường đã tổ chức nhiều hoạt động về chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, “tiếp sức” cho thầy cô khi đổi mới, giúp học sinh thêm hào hứng… Những nội dung khó từng bước được tháo gỡ, tăng cường thêm “gia vị” là những ứng dụng công nghệ, phương pháp dạy tích cực…, biến mỗi giờ học đổi mới trở nên nhẹ nhàng, thú vị.

Yêu cầu cần đạt, phương pháp đã phù hợp chưa, bài học đó thì sử dụng ứng dụng nào.

“Năm học này, Chương trình GDPT 2018 thực hiện đến khối lớp 4. Trong đó, môn tiếng Việt lớp 4 với hoạt động đọc mở rộng là hoạt động mới so với chương trình cũ, đòi hỏi giáo viên những yêu cầu cao hơn. Vì vậy, việc sinh hoạt chuyên môn liên trường sẽ giúp giáo viên tháo gỡ được khó khăn này để tự tin hơn khi thực hiện chương trình” – cô Trần Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng chia sẻ.

Song không chỉ dừng ở việc “tiếp sức” cho đội ngũ về đổi mới, năm học này thông qua hoạt động hợp tác, 3 trường còn hướng tới mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc. Mới đây, giáo viên 3 trường đã cùng tham gia khóa học về trường học hạnh phúc…

Cô Trần Thị Thu Hương nhấn mạnh: Để mang đến những bài học hay, sáng tạo cho học trò thì mỗi giáo viên, mỗi trường học phải tự “cởi trói” về tư duy chứ không chỉ về riêng phương pháp. Khi được cùng “cởi trói” trong tư duy với mục tiêu xây dựng trường học hạnh phúc, chắc chắn thầy cô sẽ cùng nhau thực hiện hiệu quả hơn nữa Chương trình GDPT 2018.

Đ Giang Quân

Bình luận (0)