Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hợp tác đào tạo nhóm ngành sức khỏe

Tạp Chí Giáo Dục

Hc ngh điu dưng có cơ hi làm vi nưc ngoài vi mc lương cao. Đ đáp ng nhu cu ngun nhân lc cht lưng cho th trưng khó tính như Đc và Nht Bn, Tng cc Giáo dc ngh nghip (GDNN, B LĐ-TB&XH) đã có nhiu chương trình hp tác đào to và vic làm vi các đi tác nưc ngoài.

Hin Tng cc GDNN đang phi hp vi các đi tác đ đào to nhóm ngành sc khe

Để tạo cơ hội cho các trường đào tạo nhóm ngành sức khỏe nói chung và nghề điều dưỡng nói riêng hợp tác quốc tế, mới đây đoàn công tác của Tổng cục GDNN đã có chuyến làm việc tại Đức nhằm đàm phán ký kết hợp tác đào tạo nghề điều dưỡng. Ông Nguyễn Hồng Minh (Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) cho biết ở Đức, đoàn đã có buổi làm việc với Tập đoàn Knappschaft. Tại buổi làm việc này, Trường CĐ Viễn Đông đã ký kết hợp tác đào tạo với tập đoàn nói trên. Theo nội dung hợp tác, sinh viên Việt Nam sẽ học hai năm tại Việt Nam (một năm chuyên ngành điều dưỡng, một năm lấy bằng B1 tiếng Đức) và sau đó sang Đức thực tập (vừa học vừa làm) có lương trong hai năm nữa. Tốt nghiệp chương trình này, sinh viên được cấp hai bằng, gồm bằng của Trường CĐ Viễn Đông và bằng nghề của Đức. Theo ông Minh, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể ở lại Đức làm việc hoặc học tiếp một năm để lấy bằng ĐH chuyên ngành điều dưỡng của Đức. Với chương trình đào tạo tiên tiến, sinh viên có đủ năng lực làm việc ở các bệnh viện trong và ngoài nước.

Bên cạnh hợp tác đào tạo với Đức, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM và các trường nghề trên địa bàn thành phố đã chủ động hợp tác đào tạo theo đơn đặt hàng của đối tác. Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc tại Nhật Bản nghề điều dưỡng cũng như đáp ứng nhu cầu cần lao động tại nước này, sở đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đào tạo và việc làm ngành điều dưỡng với Sở Y tế – Phúc Lợi xã hội TP.Yokohama. “TP.HCM hiện có khoảng 30 trường CĐ-TC thuộc hệ thống GDNN có chức năng đào tạo nghề điều dưỡng. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường nước ngoài, đặc biệt là hai thị trường Đức và Nhật Bản, các trường cần đẩy mạnh hợp tác, đầu tư nâng chất lượng đào tạo”, ông Lâm yêu cầu.

“B LĐ-TB&XH đang xây dng chiến lưc phát trin GDNN, quy hoch mng lưi cơ s GDNN giai đon 2021-2030. Điu này cn có s phi hp cht ch ca B Y tế v xác đnh nhu cu nhân lc ngành y tế thuc trình đ GDNN trong thi gian ti”, ông Trương Anh Dũng (Phó Tng cc trưng Tng cc GDNN) cho biết.

Ông Ken AkaoKa (Giám đốc Sở Ngoại vụ TP.Yokahama) cho biết TP này đang tuyển chọn 10.000 điều dưỡng tại TP.HCM sang Nhật Bản làm việc. Đây là mô hình mẫu để TP.HCM và TP.Yokohama mở rộng hợp tác đào tạo sau này. Trong khi đó, ông Hiroaki Tanaka (Giám đốc Sở Y tế – Phúc lợi TP.Yokohama) khẳng định: “Hiện tỷ lệ già hóa dân số tại Nhật Bản tăng nhanh trong khi nhân sự điều dưỡng lại thiếu trầm trọng. Trước thực trạng này, chúng tôi mong muốn có được nguồn nhân lực từ Việt Nam, cụ thể là TP.HCM. Chương trình đào tạo điều dưỡng của Việt Nam đáp ứng yêu cầu của chúng tôi, sinh viên chịu khó, ham học hỏi”.

Ông Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) cho biết Tổng cục GDNN vừa có buổi làm việc với Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) về công tác đào tạo nhân lực ngành y tế. Hai bên đã trao đổi về công tác phối hợp giữa hai cơ quan nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế thuộc các trình độ của GDNN. Theo đó, hai bên sẽ phối hợp triển khai trong thời gian tới các nội dung: Nâng cấp trường, đăng ký hoạt động GDNN, công tác thanh tra – kiểm tra việc thực thi pháp luật về GDNN đối với các trường đào tạo nhóm ngành sức khỏe; xây dựng các tiêu chuẩn trong đào tạo khối ngành sức khỏe thuộc trình độ GDNN; hoàn thiện thống nhất một số quy định về chuyên môn để mở ngành đào tạo khối ngành sức khỏe; tổ chức cuộc họp giữa lãnh đạo hai Bộ Y tế và Bộ LĐ-TB&XH. Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Khoa học công nghệ và đào tạo cũng đề nghị Tổng cục GDNN phối hợp sớm tháo gỡ một số nội dung như cơ chế chia sẻ thông tin về mở trường, mở ngành đào tạo, chia tách, giải thể, sáp nhập, quy hoạch các trường; phối hợp xây dựng các tiêu chuẩn đào tạo như chuẩn đầu ra, danh mục thiết bị tối thiểu, định mức kinh tế kỹ thuật; khuyến nghị về đối tượng tuyển sinh đối với nhóm ngành sức khỏe của các cơ sở GDNN; rà soát, chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo đối với nhóm ngành sức khỏe thuộc các trình độ GDNN; công tác quy hoạch liên quan tới các cơ sở GDNN đào tạo nhóm ngành sức khỏe…

Ông Dũng nhấn mạnh, Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng chiến lược phát triển GDNN, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN giai đoạn 2021-2030. Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Y tế về xác định nhu cầu nhân lực ngành y tế thuộc trình độ GDNN trong thời gian tới. Đồng thời xây dựng các tiêu chuẩn ngành nghề đào tạo lĩnh vực y tế, công tác thi kỹ năng nghề các cấp đối với các nghề thuộc nhóm ngành sức khỏe.

T.Anh

Bình luận (0)