Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hợp tác quốc tế – cơ hội lớn cho người học nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là khng đnh ca các chuyên gia giáo dc ngh nghip (GDNN) ti Hi ngh “Kết ni hp tác quc tế trong h thng GDNN” do Hi GDNN TP.HCM t chc mi đây.


Ông Đào Trng Đ (V trưng V Đào to thưng xuyên, Tng cc GDNN – B LĐ-TB&XH) phát biu ti hi ngh

Tại hội nghị, ông Đào Trọng Độ (Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục GDNN – Bộ LĐ-TB&XH) cho biết hợp tác quốc tế là một trong những mảng được Tổng cục GDNN xác định là nhiệm vụ chiến lược giai đoạn 2021-2030. Để thực hiện nhiệm vụ này, các hội, Hiệp hội GDNN có vai trò lớn trong việc kết nối, chia sẻ nguồn lực để các đơn vị thành viên được hưởng thụ.

Xu hưng tt yếu

Theo ông Đào Trọng Độ, hiện Việt Nam đã có nhiều chương trình đào tạo nghề được chuyển giao từ các quốc gia có hệ thống GDNN phát triển mạnh như Đức, Úc, Hàn Quốc… và đang tiếp tục nhân rộng tại các trường TC-CĐ. Các chương trình này theo chuẩn nước ngoài nên có một chi phí chuyển giao khá cao. Vì vậy, thông qua hợp tác quốc tế sẽ có được những chương trình đào tạo tiên tiến nhưng chi phí chấp nhận được. “Việt Nam đang trong giai đoạn cải cách GDNN, học tập mô hình quản lý của các trường, các nước về tuyển sinh, phương thức đào tạo tiên tiến… Hợp tác quốc tế mở ra cơ hội lớn cho người học, có điều kiện gia nhập thị trường lao động quốc tế. Thêm nữa, thông qua hợp tác, người học có thể du học nghề tại chỗ với chi phí thấp mà không phải ra nước ngoài”, ông Độ nói.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Đào Ngọc Hoàng Giang (Tổng Giám đốc Công ty Sao Mai) nhìn nhận: Hiện nay, cách tiếp cận môi trường giáo dục quốc tế của học sinh – sinh viên trường nghề còn nhiều hạn chế. Điều này khiến người học thiệt thòi, mất cơ hội tham gia thị trường lao động nước ngoài. Hợp tác quốc tế là xu hướng tất yếu, mở ra nhiều cơ hội cho người học, nhanh chóng hội nhập. Đồng thời cũng là cơ hội để các trường đổi mới bằng việc tiếp cận chương trình tiên tiến giúp nâng chuẩn đào tạo. Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cho rằng lợi ích lớn nhất trong hợp tác quốc tế là thuộc về học sinh – sinh viên, đặc biệt là các em được theo học các chương trình đào tạo liên kết tại Việt Nam, sau đó sang trường đối tác học tiếp. “Trường CĐ Quốc tế TP.HCM đã và đang tiếp cận với các đối tác Hàn Quốc, Mỹ, Đức… nhưng còn gặp những khó khăn nhất định. Cụ thể là phía đối tác đề xuất chuyển giao toàn bộ công nghệ, hoặc đối tác vừa đầu tư vừa tham gia đào tạo. Nếu trường thực hiện theo đề xuất đó thì có đúng luật hay không?”, ông Lý bày tỏ. Từ thực tế đó, ông Lý kiến nghị Tổng cục GDNN có đề xuất để xây dựng hành lang pháp lý cho việc hợp tác quốc tế.


Ông Đ Hu Khoa (Hiu trưng Trưng TC Công ngh thông tin Sài Gòn) trao đi ti hi ngh

Tương tự, bà Võ Thị Mỹ Vân (Phó Hiệu trưởng Trường TC Du lịch và Khách sạn Saigontourist) đánh giá cao các chương trình hợp tác quốc tế trong đào tạo và tuyển dụng nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn về tính pháp lý. Theo bà Vân, phía Hàn Quốc, Nhật Bản muốn đặt văn phòng tại trường để đào tạo ngành làm đẹp, tuyển dụng nhân lực ngành bếp, khách sạn… nhưng liệu có vướng luật hay không?

Cn kết ni, chia s ngun lc

Trước băn khoăn của các trường, ông Đào Trọng Độ khẳng định, liên kết hợp tác quốc tế đã có quy định cụ thể trong Luật GDNN. Theo đó được liên kết hợp tác thành lập cơ sở, trao đổi và bồi dưỡng giáo viên… Từ những đề xuất của đối tác về đặt văn phòng đại diện tại trường, hợp tác tổ chức, xây dựng chương trình đào tạo…, các trường cần có văn bản gửi Tổng cục GDNN để xem xét rồi quyết định theo đúng quy định pháp luật hiện hành.


Hc sinh tham quan và tri nghim ti Khoa Y – Dưc Trưng CĐ Quc tế TP.HCM

“Rt khó cho các trưng trong tuyn sinh nếu không thay đi phương thc và chương trình đào to. Chun cao nht cho sn phm đào to ra chính là đánh giá ca doanh nghip. Do đó, bên cnh kiến thc chuyên môn, các trưng cũng cn tp trung bi dưng, cp nht k năng cho ngưi lao đng trong tương lai”, ông Đào Trng Đ (V trưng V Đào to thưng xuyên, Tng cc GDNN) cho biết.

Chia sẻ kinh nghiệm hợp tác quốc tế, ông Đỗ Hữu Khoa (Hiệu trưởng Trường TC Công nghệ thông tin Sài Gòn) cho biết từ năm 2013, trường đã triển khai hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, đây là một nội dung khó mà không phải trường nào cũng làm được. Cho nên vai trò của Hội GDNN là rất quan trọng trong việc hỗ trợ kết nối, chia sẻ nguồn lực để các trường được tiếp cận. “Hợp tác quốc tế trong hệ thống GDNN có nhiều nội dung như du học nghề, chuyển giao chương trình, trao đổi người học, bồi dưỡng giáo viên, đào tạo nhân lực cho thị trường nước ngoài… Các trường cần xác định hợp tác nội dung gì theo năng lực sẵn có của đơn vị. Thực tế, châu Âu, châu Mỹ là thị trường lớn về lao động nhưng không dễ hợp tác. Thị trường ASEAN là một thị trường lớn, chiến lược, đặc biệt là lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính, vì vậy việc hợp tác với các trường, đối tác trong khu vực là cần thiết”, ông Khoa gợi ý.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu có cùng quan điểm, rằng hợp tác quốc tế không chỉ dừng lại ở việc ký thỏa thuận ghi nhớ mà phải có những nội dung cụ thể, đảm bảo quyền lợi cho các bên, đặc biệt là quyền lợi của người học. Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức cho biết tại Việt Nam, chương trình tuyển dụng nhân lực chất lượng cao (công nghệ thông tin, cơ điện tử, nhà hàng, khách sạn và bếp) do Chính phủ Đức tài trợ đang được triển khai. Theo đó, ứng viên dự tuyển chương trình này phải tốt nghiệp TC-CĐ chuyên ngành và có ít nhất 2 năm làm việc đúng chuyên môn. Dự án triển khai từ năm 2020 và sẽ kết thúc vào tháng 6-2023, đây là một trong những chương trình hợp tác quốc tế về GDNN mở ra nhiều cơ hội cho các trường cũng như người học tham gia thị trường lao động nước ngoài.

Bà Trần Hữu Yến Loan (Phó ban Hợp tác quốc tế, Hội GDNN TP.HCM) cam kết với các trường sẽ thực hiện kết nối hợp tác nhiều nội dung như du học nghề, thực tập sinh, lao động… ở châu Á, cụ thể là thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc khi các đơn vị có nhu cầu.

Bài, ảnh: T.Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)