Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hợp tác quốc tế đào tạo nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Bên cnh tuyên truyn, đu tư cơ s vt cht, phi hp vi doanh nghip đào to ngh đáp ng nhu cu ngun nhân lc thì hp tác quc tế cũng là mt gii pháp đ phát trin giáo dc ngh nghip (GDNN).

Phòng thc hành robot t đng hóa do Công ty đin t Mitsubishi tài tr đt ti Trung tâm Đào to Khu công ngh cao TP.HCM

Đó là ý kiến của ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) tại buổi ra mắt Trung tâm Đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt Nhật – VJTC (Trung tâm Đào tạo Khu công nghệ cao TP.HCM) giữa tháng 6 vừa qua. Trung tâm này do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua dự án của Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA.

Khuyến khích doanh nghip FDI tham gia GDNN

Ông Nguyễn Văn Lâm nhìn nhận hệ thống GDNN Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đã có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên để phát triển bền vững cần tăng cường hợp tác với các quốc gia phát triển; cụ thể là học tập mô hình đào tạo nghề tiên tiến của Đức, Úc, Nhật Bản… Theo đó, nhiệm vụ của VJTC là cung cấp chương trình đào tạo tiên tiến và chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Ông Lâm cũng kỳ vọng phòng thực hành robot tự động hóa của Công ty điện tử Mitsubishi ở Trung tâm Đào tạo Khu công nghệ cao sẽ là địa chỉ đào tạo nghề, môi trường thực hành nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên GDNN và học sinh – sinh viên.

Mới đây (ngày 17-7), Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục GDNN) và Cục Việc làm đã có buổi làm việc với đoàn Quốc hội Úc về hoạt động hợp tác GDNN. Tại đây, hai bên đã thảo luận về nội dung chuyển dịch lao động, nâng cao năng suất lao động và nâng cao cơ hội tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp. Đây được xem là hoạt động quan hệ hợp tác theo chiều sâu, mở ra cơ hội phát triển cho GDNN Việt Nam và Úc. TS. Trương Anh Dũng (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN) đánh giá cao kết quả hợp tác và kỳ vọng Việt Nam sẽ đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN, qua đó đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Phía Úc cũng mong muốn trong thời gian tới sẽ sàng lọc và hợp tác với các trường nghề của Việt Nam để phát triển GDNN.

“Hp tác quc tế đ phát trin GDNN không ch đơn thun là trao đi hc sinh – sinh viên, ging viên, mua chương trình tiên tiến, chuyn giao công ngh…, mà còn phi hp tác trên nhiu mt như công nhn bng cp ln nhau, đưa thc tp sinh đi nưc ngoài, đào to k năng và trình đ ngoi ng…”, TS. Nguyn Th Hng (Hiu trưng Trưng CĐ K ngh II) nói.

TS. Huỳnh Thanh Điền (giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, thành viên Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ TP) khẳng định việc quan tâm, đầu tư phát triển GDNN hiện nay từ Bộ LĐ-TB&XH đã tương đối ổn, đặc biệt là các chính sách khuyến khích người học nghề sau khi tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên, Nhà nước cần có cơ chế riêng cho xã hội hóa GDNN, trong đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp FDI tham gia đào tạo nghề.

Công nhn bng cp ln nhau

Nhận thức được sự hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề hiện nay là điều kiện để thu hút người học cũng như đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, năm học 2018-2019, Trường CĐ Quốc tế Lilama II hợp tác với Nhật Bản tuyển sinh hệ CĐ chính quy kết hợp thực tập sinh tại Nhật Bản. Theo đó, sinh viên được đào tạo trong thời gian 2,5 năm cùng 3 năm thực tập tại Nhật Bản. Sau khi kết thúc 3 năm làm việc tại Nhật Bản, sinh viên trở về học 0,5 năm để tốt nghiệp. Tùy theo nhu cầu, sinh viên có thể đăng ký xét tuyển trở lại Nhật Bản làm việc theo diện kỹ thuật viên.

TS. Huỳnh Thanh Điền cho rằng mô hình trường nghề trong doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đã xuất hiện những năm gần đây nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ, đào tạo nghề chủ yếu cho người lao động tại doanh nghiệp. Vì vậy, để có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội thì cần có cơ chế đặc thù để khuyến khích doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp FDI) tham gia vào lĩnh vực GDNN. “Với số doanh nghiệp FDI hiện có tại Khu công nghệ cao TP và các khu chế xuất – khu công nghiệp, TP.HCM có đủ điều kiện để phát triển mạng lưới GDNN, nâng cao chất lượng đào tạo nghề”, ông Điền khẳng định.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) chia sẻ, hợp tác quốc tế để phát triển GDNN không chỉ đơn thuần là trao đổi học sinh – sinh viên, giảng viên, mua chương trình tiên tiến, chuyển giao công nghệ…, mà còn phải hợp tác trên nhiều mặt. Cụ thể là quản trị hệ thống, công nhận bằng cấp lẫn nhau, đưa thực tập sinh đi nước ngoài, đào tạo kỹ năng và trình độ ngoại ngữ cho cả giảng viên và người học…

Tại buổi tập huấn điều tra cung – cầu lao động do Phòng Việc làm – An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) tổ chức chiều 17-7, đại diện một số quận/huyện cho rằng công tác phân tích, dự báo về thị trường lao động hiện nay chưa được gắn kết với thị trường lao động và GDNN. Từ đó các đại biểu đề xuất cần hỗ trợ hợp tác trong nước và quốc tế để hoàn thiện cơ sở thông tin về thị trường lao động. Trong đó không thể thiếu sự hợp tác trong phân tích, dự báo thị trường lao động của các doanh nghiệp FDI.

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)