Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hợp tác quốc tế đào tạo nhân lực chất lượng cao

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nhiu doanh nghip đang “khát” lao đng cht lưng cao đáp ng yêu cu cuc cách mng công nghip 4.0. Nm bt nhu cu đó, nhiu trưng ngh đã ch đng hp tác đào to ngh theo chương trình quc tế đ cung ng cho th trưng lao đng trong nưc và ngoài nưc.


Sinh viên mt trưng ngh thc tp ti doanh nghip

Cơ hi cho các bên liên quan

Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama II Nguyễn Khánh Cường chia sẻ, trước đòi hỏi ngày càng cao của doanh nghiệp, trường nghề phải đổi mới chương trình đào tạo, cập nhật công nghệ mới. Trong đó đặc biệt chú trọng kỹ năng nghề và cả kỹ năng mềm. Những giải pháp để trang bị kỹ năng cho người học, theo ông Cường là phải xây dựng chương trình đạt chuẩn chung của khu vực và thế giới; đào tạo kép… Sự hợp tác này đảm bảo ba bên: nhà trường, người học và doanh nghiệp cùng có lợi.

Được biết, nhiều năm qua Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama II đã đào tạo và đánh giá theo mô hình tiêu chuẩn Đức đối với các ngành nghề đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như tự động hóa, robot công nghiệp, cơ điện tử công nghiệp, cơ khí xây dựng… Ông Cường cho biết với mô hình này, doanh nghiệp trực tiếp tham gia đào tạo ngay từ đầu, cùng đánh giá đầu ra và đều được doanh nghiệp tuyển dụng sang Đức làm việc.

Đào tạo gắn với doanh nghiệp đã và đang được nhiều trường nghề triển khai đạt hiệu quả cao. Minh chứng là người học được doanh nghiệp đánh giá cao về kỹ năng nghề và kỹ năng mềm, được các doanh nghiệp FDI của Đức, Nhật Bản… đón nhận. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số nhà tuyển dụng, hiện số trường nghề hợp tác đào tạo với doanh nghiệp còn hạn chế, điều này không chỉ làm mất cơ hội khẳng định vị thế của trường mà người học cũng mất cơ hội tham gia vào thị trường lao động quốc tế.


Sinh viên Trưng CĐ Công ngh Th Đc trong gi thc hành

Nhiều năm phụ trách công tác tuyển dụng và đào tạo, ông Đào Xuân Hoàng (Công ty TNHH Cơ khí và Xây dựng Đông Nam, TP.HCM) tỏ ra lo ngại khi một số trường nghề còn nặng hình thức trong hợp tác đào tạo dẫn đến khó đong, đếm chất lượng. “Hiện nay, do điều kiện tuyển sinh khó khăn vì nhiều nguyên nhân, chi đầu tư trang thiết bị đào tạo hạn chế, việc hợp tác đào tạo với doanh nghiệp sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Tuy nhiên, việc hợp tác đào tạo chỉ thực hiện vài modul theo kiểu “thực tập tại doanh nghiệp” thì chưa ổn mà phải học và thực hành xuyên suốt ít nhất 60% thời lượng sau khi đã hoàn thành lý thuyết tại trường. Trong quá trình thực hành, doanh nghiệp trực tiếp đánh giá chất lượng người học theo tiêu chí của doanh nghiệp, trong đó có an toàn lao động”, ông Hoàng nói. 

Đào to nhân lc thích ng môi trưng lao đng

Ông Võ Long Triều (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) nhìn nhận, trong bối cảnh nền kinh tế số và toàn cầu hóa, để có nguồn nhân lực chất lượng thích ứng với môi trường lao động trong và ngoài nước, trường nghề phải đổi mới không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu người học. Giải pháp theo ông Triều là chủ động tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng. Không dừng lại ở đó, thời gian tới trường nghề tiếp tục tham chiếu khung trình độ quốc gia và khung bảo đảm chất lượng giáo dục nghề nghiệp giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới. Đồng thời tham chiếu và áp dụng các bộ chỉ số chất lượng đào tạo nghề nghiệp, các chương trình đào tạo chất lượng cao và ngành nghề trọng điểm theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới.

Đến năm 2030, chun hóa k năng ngh cho 50% lao đng

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến dự thảo Đề án “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Theo đó, mục tiêu của đề án là chuẩn hóa và phát triển kỹ năng nghề (KNN) cho người lao động, giúp hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nhân lực có trình độ KNN cao. Từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Mục tiêu cụ thể của đề án đến năm 2030 như sau: Thứ nhất, chuẩn hóa trình độ KNN quốc gia cho khoảng 50% lực lượng lao động. Trong đó, trên 30% lao động đạt trình độ cao, có trình độ KNN quốc gia bậc 4, 5 hoặc trình độ tương ứng. Ưu tiên người lao động làm việc trong các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao; các ngành nghề kinh tế trọng điểm, ưu tiên, chương trình phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Khoảng 70% lao động đạt các bậc trình độ còn lại – ưu tiên lao động từ 15 đến 30 tuổi, lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, lao động yếu thế. Thứ hai, nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao KNN gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ KNN quốc gia, đảm bảo trên 90% lao động được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Thứ ba, phấn đấu để 80% lao động đang làm việc tại doanh nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kỹ năng, năng lực cơ bản, tiến tới phổ cập kỹ năng, năng lực cơ bản cho người lao động. Định hướng đến năm 2045, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam nhằm phát triển nguồn nhân lực có trình độ KNN cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, bắt kịp, tiến cùng trình độ của thế giới; nâng xếp hạng chỉ số KNN lực lượng lao động thuộc nhóm 60 nước đứng đầu, góp phần đưa đất nước trở thành quốc gia phát triển, có thu nhập cao.

Tương tự, bên cạnh các chương trình hợp tác quốc tế trong đào tạo với Hoa Kỳ, Đức, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng còn hợp tác với Nhật Bản, trong đó có “Dự án đào tạo giảng viên hạt nhân điều hòa không khí Sky Air”. Theo đó, mới đây Daikin Việt Nam đã bàn giao thiết bị đào tạo và trao giấy chứng nhận giảng viên ủy quyền của dự án cho Khoa Công nghệ nhiệt lạnh của trường. TS. Lê Quang Huy (Trưởng khoa Công nghệ nhiệt lạnh, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) khẳng định, dự án đào tạo giảng viên hạt nhân điều hòa không khí là một trong những dự án thiết thực. Đây là hướng đi mới trong đào tạo nghề, góp phần chuẩn hóa kỹ năng nghề nghiệp, qua đó giảng viên được nâng cao chất lượng tay nghề, thái độ và kỷ luật làm việc chuyên nghiệp góp phần xây dựng nên đội ngũ nhân lực dồi dào và chất lượng.

Bài, ảnh: Trn Anh

Bình luận (0)