Trẻ ở lứa tuổi tiểu học cần phải được hạn chế mỡ trong thức ăn, nên chọn các loại thịt gà với phần mỡ và nạc được tách riêng. Thịt đỏ tiêu thụ ở mức khoảng 1 lạng/ngày.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để tránh tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, cần có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, để tránh tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ, cần có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Một bữa trưa của HS trưởng tiểu học Tây Sơn (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là 1 tô bún thang. Ảnh: Bảo Anh
|
Thực đơn phải rõ định lượng
Một thực đơn của trẻ bán trú trong trường tiểu học bao gồm rất nhiều món ăn cho 1 tháng không bị trùng lặp, bà nhận xét thế nào về thực đơn này?
Một thực đơn của trẻ bán trú trong trường tiểu học bao gồm rất nhiều món ăn cho 1 tháng không bị trùng lặp, bà nhận xét thế nào về thực đơn này?
Theo tôi, một thực đơn cho 1 ngày của một người cần bao gồm cả số bữa ăn, món ăn cho từng bữa và số lượng thực phẩm cho từng món ăn. Tôi thấy “thực đơn” của các trường đã liệt kê được các món ăn cho trẻ từng bữa, từng ngày không bị trùng lặp là rất tốt nhưng rất cần phải bổ sung số lượng thực phẩm để nấu mỗi món ăn là bao nhiêu thì mới gọi là một thực đơn.
Khi xây dựng thực đơn phải căn cứ trên các nguyên tắc như: xây dựng cho ai, độ tuổi nào, mức lao động nào (nặng, nhẹ, trung bình), tình trạng sinh lý ra?… Từ các căn cứ đó, cần đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam do Bộ Y tế phê duyệt (năm 2007) để lên thực đơn cho phù hợp.
Ở thực đơn có ghi: bữa chính (thịt rán, canh chua, giá xào thịt bò) và bữa phụ (sữa tươi) nhưng lại không ghi rõ là số lượng mỗi loại thực phẩm là bao nhiêu. Do đó, không thể tính được năng lượng (Kcalo) và các chất dinh dưỡng khác mà trẻ đã ăn vào trong bữa ăn đó.
Vì thế, không đánh giá được là trẻ có ăn đủ mức cần thiết (hay còn gọi là nhu cầu) hay không. Thường thì, số lượng thực phẩm và loại thực phẩm trong thực đơn ở nhà trường, ví dụ món giá xào thịt bò thì bao nhiêu giá, bao nhiêu thịt, còn phụ thuộc vào lượng tiền HS đóng cho một bữa ăn bán trú là bao nhiêu.
Nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con ở trường thường hỏi con hôm nay ăn món gì, có no không, thì chưa đủ để khẳng định các cháu đã ăn đủ năng lượng (Kcalo) và các chất dinh dưỡng cần thiết hay chưa
Để làm được điều này, thực đơn của học sinh cần được xây dựng dựa trên nhu cầu của các cháu trong cả ngày và có sự phân chia phù hợp giữa phần ăn ở trường và phần ăn ở nhà. Có như vậy trẻ mới được “ăn đủ”, phát triển tốt, tránh được tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng.
Một số trẻ khi được hỏi có nói là ăn ít cơm đi, nhiều rau hơn và luyện tập thể thao nhiều vậy nhưng vẫn không thấy giảm cân. Tại sao lại như vậy, thưa bà
Điều chỉnh chế độ ăn và tăng hoạt động thể lực đối với các cháu bị thừa cân béo phì là rất đúng, rất cần thiết. Tuy nhiên cần biết rõ cháu ăn những gì và mỗi thứ bao nhiêu, luyện tập thể thao như thế nào chứ chỉ nói chung chung thì không biết được thế nào là ít, là nhiều?
Khi xây dựng thực đơn, cần biết rõ hàm lượng các chất dinh dưỡng trong từng thực phẩm, ví dụ trong 100g gạo cho 344 calo, 7,9g chất đạm, 76g chất bột đường, 1g lipit… món giá xào thịt bò thì bao gồm bao nhiêu giá, bao nhiêu thịt bò, xào với bao nhiêu dầu hoặc mỡ. Cùng lượng thức ăn như nhau, có người ăn thì béo, nhưng người khác lại gầy. Điều đó là do phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người khác nhau (khác nhau về tuổi, giới, mức độ lao động…) và khả năng hấp thu của mỗi đối tượng
Không nên cho trẻ ăn nhiều "bim bim"
Khi xây dựng thực đơn phải căn cứ trên các nguyên tắc như: xây dựng cho ai, độ tuổi nào, mức lao động nào (nặng, nhẹ, trung bình), tình trạng sinh lý ra?… Từ các căn cứ đó, cần đối chiếu với nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam do Bộ Y tế phê duyệt (năm 2007) để lên thực đơn cho phù hợp.
Ở thực đơn có ghi: bữa chính (thịt rán, canh chua, giá xào thịt bò) và bữa phụ (sữa tươi) nhưng lại không ghi rõ là số lượng mỗi loại thực phẩm là bao nhiêu. Do đó, không thể tính được năng lượng (Kcalo) và các chất dinh dưỡng khác mà trẻ đã ăn vào trong bữa ăn đó.
Vì thế, không đánh giá được là trẻ có ăn đủ mức cần thiết (hay còn gọi là nhu cầu) hay không. Thường thì, số lượng thực phẩm và loại thực phẩm trong thực đơn ở nhà trường, ví dụ món giá xào thịt bò thì bao nhiêu giá, bao nhiêu thịt, còn phụ thuộc vào lượng tiền HS đóng cho một bữa ăn bán trú là bao nhiêu.
Nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con ở trường thường hỏi con hôm nay ăn món gì, có no không, thì chưa đủ để khẳng định các cháu đã ăn đủ năng lượng (Kcalo) và các chất dinh dưỡng cần thiết hay chưa
Để làm được điều này, thực đơn của học sinh cần được xây dựng dựa trên nhu cầu của các cháu trong cả ngày và có sự phân chia phù hợp giữa phần ăn ở trường và phần ăn ở nhà. Có như vậy trẻ mới được “ăn đủ”, phát triển tốt, tránh được tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng.
Một số trẻ khi được hỏi có nói là ăn ít cơm đi, nhiều rau hơn và luyện tập thể thao nhiều vậy nhưng vẫn không thấy giảm cân. Tại sao lại như vậy, thưa bà
Điều chỉnh chế độ ăn và tăng hoạt động thể lực đối với các cháu bị thừa cân béo phì là rất đúng, rất cần thiết. Tuy nhiên cần biết rõ cháu ăn những gì và mỗi thứ bao nhiêu, luyện tập thể thao như thế nào chứ chỉ nói chung chung thì không biết được thế nào là ít, là nhiều?
Khi xây dựng thực đơn, cần biết rõ hàm lượng các chất dinh dưỡng trong từng thực phẩm, ví dụ trong 100g gạo cho 344 calo, 7,9g chất đạm, 76g chất bột đường, 1g lipit… món giá xào thịt bò thì bao gồm bao nhiêu giá, bao nhiêu thịt bò, xào với bao nhiêu dầu hoặc mỡ. Cùng lượng thức ăn như nhau, có người ăn thì béo, nhưng người khác lại gầy. Điều đó là do phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi người khác nhau (khác nhau về tuổi, giới, mức độ lao động…) và khả năng hấp thu của mỗi đối tượng
Không nên cho trẻ ăn nhiều "bim bim"
Vậy trẻ tiểu học cần chế độ dinh dưỡng thế nào, thưa bà?
Trẻ tiểu học cần được ăn đủ nhu cầu và phân bố hợp lý giữa chế độ ăn ở nhà và ở trường (đối với những cơ sở có tổ chức ăn bán trú). Ở độ tuổi 1-3 tuổi, bữa ăn của trẻ cần có 35-40% năng lượng do chất béo cung cấp, cao hơn so với trẻ tiểu học (chỉ cần 20-25%).
Các bà mẹ do chưa hiểu rõ sự thay đổi về nhu cầu này nên vẫn tiếp tục cho con ăn nhiều chất béo – nguồn năng lượng cao nhất (1gam lipid vào cơ thể cung cấp 9 Kcal, cao gấp hơn 2 lần so với protein 4 Kcal/1gam và glucid 4 Kcal/1gam ).Hậu quả là trẻ dễ bị dư thừa năng lượng dẫn đến thừa cân béo phì.
Vì thế, khi chế biến món ăn cho trẻ thừa cân béo phì nên chọn các thực phẩm chứa ít chất béo, nên chọn các loại thịt gà với phần mỡ và nạc được tách riêng (bỏ da). Thịt đỏ tiêu thụ ở mức 80-100g/ngày.
Tôi thấy nhiều bà mẹ cho con ăn bim bim rất nhiều với suy nghĩ sản phẩm này không có đường, không ảnh hưởng đến khẩu phần ăn của trẻ. Thậm chí, có nhà mua cả túi lớn để con ăn dần theo ý thích. Tuy nhiên, các bà mẹ nên nhớ rằng bim bim là thực phẩm có nhiều chất béo, bột, nhiều muối nhưng lại nghèo các vi chất dinh dưỡng, ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe.
Ăn nhiều bánh kẹo – nguồn “Calo rỗng” (nhiều năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng)- cũng là nguyên nhân dễ gây thừa cân béo phì.
Xin bà cho biết chế độ riêng với trẻ đang bị thừa cân béo phì ?
Nguyên tắc chung là thay đổi chế độ dinh dưỡng và tăng hoạt động thể lực của trẻ làm sao để trẻ không tiếp tục tăng cân và thúc đẩy phát triển chiều cao lên cho đến khi đạt tới mức hợp lý giữa cân nặng so với chiều cao. Ở giai đoạn này cần hạn chế năng lượng ăn vào, cân bằng hoặc thấp hơn với năng lượng tiêu hao tùy từng trường hợp.
Vẫn phải cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như các axit amin, axit béo không no cần thiết, các vitamin và chất khoáng, đặc biệt là canxi, sắt, kẽm, vitamin A. Cho ăn theo khẩu phần phù hợp để không tạo mỡ. Tiếp theo là tăng cường vận động.
Cần phải có phối hợp giữa gia đình và nhà trường sao cho thực đơn ở nhà trường và ở nhà đủ để đáp ứng nhu cầu khuyến nghị cho sự phát triển của trẻ. Việc này cần được tính rõ ràng cụ thể. Ngoài ra, cũng phải có sự phân chia thích hợp về số bữa và thành phần các chất dinh dưỡng giữa ở trường và ở nhà tránh cho trẻ không bị “quá tải” và cả không bị “no dồn, đói góp”.
Chế độ dinh dưỡng hợp lí
Bà có thể tư vấn các món ăn trẻ nên ăn để tăng cường năng lượng cũng như chất dinh dưỡng?
Trước hết bữa ăn cần đủ 4 nhóm thực phẩm (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng), đa dạng thực phẩm (15 loại thực phẩm/bữa chính). Thực phẩm cơ bản trong bữa ăn của người Việt Nam là lương thực.
Có một thực tế, hiện nay người ta ăn ít gạo nhưng lại thay thế bằng mỳ ăn liền, bánh mỳ. Đây là những thực phẩm có nồng độ năng lượng cao, nhưng lại nghèo vi chất dinh dưỡng. Vì thế, khi ăn nhiều cũng nhanh tăng cân. Người tiêu dùng nên lựa chọn bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ để đa dạng nguồn chất bột dường trong bữa ăn
Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều thịt mà cần ăn tăng cá, đậu đỗ. Theo tôi, thức ăn giàu đạm vừa tốt, vừa hợp túi tiền là đậu tương (đậu nành) và chế phẩm. Đây là nguồn đạm thực vật có giá trị sinh học cao không thua kém gì các chất đạm động vật, dễ tiêu hoá và có nhiều chất có hoạt tính sinh học, tốt cho sức khỏe Các học sinh nữ thường xuyên ăn đậu nành còn có tác dụng dự phòng ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
Về nhóm chất béo, cần lưu ý đủ các axit béo cần thiết. Một yếu tố nữa cần nói thêm, cholesterol rất cần cho trẻ để phát triển não bộ. Những chất này có trong thịt, cá, sữa và trứng. Trong trứng, cholesterol ở một tỷ lệ cân đối thích hợp với Lexithin nên rất tốt cho sự hấp thu và chuyển hóa. Một tuần nên cho trẻ ăn 3-4 quả trứng. Nguồn cholesterol trong phủ tạng và óc không có được sự cân đối này..
Rau xanh là loại thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ. Trung bình mỗi người Việt Nam đang ăn khoảng 200gr rau/ngày. Mức phấn đấu là 300gr, để cung cấp đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đây cũng là một phương thức giảm béo.
Hiện nay, Bộ Y tế đang phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan để xây dựng đề án về bữa ăn học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ học đường và góp phần nâng cao tầm vóc người Việt.
Xin cảm ơn bà!
Trẻ tiểu học cần được ăn đủ nhu cầu và phân bố hợp lý giữa chế độ ăn ở nhà và ở trường (đối với những cơ sở có tổ chức ăn bán trú). Ở độ tuổi 1-3 tuổi, bữa ăn của trẻ cần có 35-40% năng lượng do chất béo cung cấp, cao hơn so với trẻ tiểu học (chỉ cần 20-25%).
Các bà mẹ do chưa hiểu rõ sự thay đổi về nhu cầu này nên vẫn tiếp tục cho con ăn nhiều chất béo – nguồn năng lượng cao nhất (1gam lipid vào cơ thể cung cấp 9 Kcal, cao gấp hơn 2 lần so với protein 4 Kcal/1gam và glucid 4 Kcal/1gam ).Hậu quả là trẻ dễ bị dư thừa năng lượng dẫn đến thừa cân béo phì.
Vì thế, khi chế biến món ăn cho trẻ thừa cân béo phì nên chọn các thực phẩm chứa ít chất béo, nên chọn các loại thịt gà với phần mỡ và nạc được tách riêng (bỏ da). Thịt đỏ tiêu thụ ở mức 80-100g/ngày.
Tôi thấy nhiều bà mẹ cho con ăn bim bim rất nhiều với suy nghĩ sản phẩm này không có đường, không ảnh hưởng đến khẩu phần ăn của trẻ. Thậm chí, có nhà mua cả túi lớn để con ăn dần theo ý thích. Tuy nhiên, các bà mẹ nên nhớ rằng bim bim là thực phẩm có nhiều chất béo, bột, nhiều muối nhưng lại nghèo các vi chất dinh dưỡng, ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe.
Ăn nhiều bánh kẹo – nguồn “Calo rỗng” (nhiều năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng)- cũng là nguyên nhân dễ gây thừa cân béo phì.
Xin bà cho biết chế độ riêng với trẻ đang bị thừa cân béo phì ?
Nguyên tắc chung là thay đổi chế độ dinh dưỡng và tăng hoạt động thể lực của trẻ làm sao để trẻ không tiếp tục tăng cân và thúc đẩy phát triển chiều cao lên cho đến khi đạt tới mức hợp lý giữa cân nặng so với chiều cao. Ở giai đoạn này cần hạn chế năng lượng ăn vào, cân bằng hoặc thấp hơn với năng lượng tiêu hao tùy từng trường hợp.
Vẫn phải cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như các axit amin, axit béo không no cần thiết, các vitamin và chất khoáng, đặc biệt là canxi, sắt, kẽm, vitamin A. Cho ăn theo khẩu phần phù hợp để không tạo mỡ. Tiếp theo là tăng cường vận động.
Cần phải có phối hợp giữa gia đình và nhà trường sao cho thực đơn ở nhà trường và ở nhà đủ để đáp ứng nhu cầu khuyến nghị cho sự phát triển của trẻ. Việc này cần được tính rõ ràng cụ thể. Ngoài ra, cũng phải có sự phân chia thích hợp về số bữa và thành phần các chất dinh dưỡng giữa ở trường và ở nhà tránh cho trẻ không bị “quá tải” và cả không bị “no dồn, đói góp”.
Chế độ dinh dưỡng hợp lí
Bà có thể tư vấn các món ăn trẻ nên ăn để tăng cường năng lượng cũng như chất dinh dưỡng?
Trước hết bữa ăn cần đủ 4 nhóm thực phẩm (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và chất khoáng), đa dạng thực phẩm (15 loại thực phẩm/bữa chính). Thực phẩm cơ bản trong bữa ăn của người Việt Nam là lương thực.
Có một thực tế, hiện nay người ta ăn ít gạo nhưng lại thay thế bằng mỳ ăn liền, bánh mỳ. Đây là những thực phẩm có nồng độ năng lượng cao, nhưng lại nghèo vi chất dinh dưỡng. Vì thế, khi ăn nhiều cũng nhanh tăng cân. Người tiêu dùng nên lựa chọn bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ để đa dạng nguồn chất bột dường trong bữa ăn
Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều thịt mà cần ăn tăng cá, đậu đỗ. Theo tôi, thức ăn giàu đạm vừa tốt, vừa hợp túi tiền là đậu tương (đậu nành) và chế phẩm. Đây là nguồn đạm thực vật có giá trị sinh học cao không thua kém gì các chất đạm động vật, dễ tiêu hoá và có nhiều chất có hoạt tính sinh học, tốt cho sức khỏe Các học sinh nữ thường xuyên ăn đậu nành còn có tác dụng dự phòng ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
Về nhóm chất béo, cần lưu ý đủ các axit béo cần thiết. Một yếu tố nữa cần nói thêm, cholesterol rất cần cho trẻ để phát triển não bộ. Những chất này có trong thịt, cá, sữa và trứng. Trong trứng, cholesterol ở một tỷ lệ cân đối thích hợp với Lexithin nên rất tốt cho sự hấp thu và chuyển hóa. Một tuần nên cho trẻ ăn 3-4 quả trứng. Nguồn cholesterol trong phủ tạng và óc không có được sự cân đối này..
Rau xanh là loại thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ. Trung bình mỗi người Việt Nam đang ăn khoảng 200gr rau/ngày. Mức phấn đấu là 300gr, để cung cấp đủ chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đây cũng là một phương thức giảm béo.
Hiện nay, Bộ Y tế đang phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan để xây dựng đề án về bữa ăn học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ học đường và góp phần nâng cao tầm vóc người Việt.
Xin cảm ơn bà!
Vietnamnet
Bình luận (0)