Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hứng thú với bài tập môn văn

Tạp Chí Giáo Dục

Bài ôn tp các tác phm đưc đưa vào chương trình nhm kích thích tinh thn hc tp, to thêm hng thú cho ngưi hc.

Giáo viên hưng dn hc sinh lp 9 trong tiết tp làm văn. Ảnh: Y.Hoa

Tuy nhiên, trong chương trình môn Ngữ văn, thường sau một loạt bài đọc văn thì giáo viên (GV) lại dạy qua loa cho có lệ bài ôn tập hay chỉ yêu cầu học sinh (HS) làm bảng thống kê hoặc ở nhà hoặc trên lớp một cách sơ sài. Đây là lý do làm cho tâm lý HS coi nhẹ các bài ôn tập phần văn bản trong chương trình.

1. Trước hết, hình thức phổ biến nhất trong làm bài tập tại lớp là chia nhóm. Đây là cách để tạo sự cạnh trạnh lẫn nhau về thành tích và điểm số của từng đội nhóm. Thông thường có thể chia cả lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm trên dưới 10 HS. Thay vì gọi tên nhóm 1, nhóm 2 theo truyền thống thì GV có thể cho HS tự đặt tên nhóm theo đặc điểm chung của từng thành viên để tạo hứng thú như nhóm Mặt Trời, nhóm Mây Tím, nhóm Vườn Hồng… Nếu trước đây gọi nhóm trưởng, thư ký thì nay hãy gọi bằng cái tên khác như thủ lĩnh, quân sư. Thủ lĩnh, quân sư là những HS có năng khiếu bộ môn thật sự, có tinh thần xây dựng bài, có uy tín, có khả năng điều hành nhằm tạo được không khí học tập sôi nổi trong nhóm. Còn lại các em học lực khá, trung bình hoặc yếu hơn thì đặt tên là kỵ sĩ, chiến binh… Mỗi thành viên có thể nắm giữ vai trò bằng cờ hiệu với các màu phân biệt nhau. Ví dụ, thủ lĩnh màu cờ đỏ, quân sư màu vàng, lá cờ màu xanh dành cho kỵ sĩ… Để thúc đẩy nhóm và khuyến khích các HS yếu làm việc, GV có thể ra từng thang điểm cụ thể. Nếu thủ lĩnh trả lời đúng thì chỉ được 50% số điểm, còn quân sư được 70% và kỵ sĩ là 100% số điểm. Với cách làm việc này, tinh thần tích cực chủ động, hào hứng trả lời phát biểu sẽ được hâm nóng và khuấy động trong mỗi nhóm.

2. Sau khi xác định được nhóm với những quy định và thang điểm chung, GV bắt đầu xắn tay vào việc soạn bài theo ý tưởng của mình. Song song đó, GV có thể vận dụng thuyết đa trí tuệ để thiết kế bài giảng đa dạng và phong phú hơn về hình thức. Thuyết đa trí tuệ được biết là của nhà tâm lý học nổi tiếng Howard Gardner (ĐH Harvard, Mỹ) bao gồm: trí thông minh vận động, trí thông minh tương tác giao tiếp, trí thông minh hình ảnh, trí thông minh âm nhạc, trí thông minh ngôn ngữ… Có thể bắt đầu từ những hình ảnh được lắp ghép rời rạc để HS đoán tên văn bản, tên tác giả. Trước đó, các em đã có sẵn bảng thống kê tổng hợp ở nhà, khi vào lớp vận dụng trí thông minh vận động kết hợp với kỹ thuật dạy học phòng tranh để các em đi từng vòng chấm điểm, ghi nhận xét. Nếu có thể được GV nên cho các em nghe một đoạn phim, bản nhạc từ đó “kết nối” lại với văn bản trong bài ôn tập. Cuối cùng là yêu cầu viết cảm nhận từ những bài hát, đoạn phim ấn tượng đó.

Trong từng tiết làm bài tập, vận dụng thuyết đa trí tuệ là cách giúp HS mở rộng cánh cửa tìm tòi thay đổi liên tục cách thức hoạt động. Cũng từ đó tiết học đi từ biến hóa này sang biến hóa khác, sinh động hấp dẫn hơn. Trí thông minh của từng em cũng có thêm cơ hội phát huy hơn. Nghiên cứu thuyết đa trí tuệ còn là chiếc chìa khóa vạn năng giúp GV thiết kế các bài giảng, bài soạn không chỉ trong tiết bài tập mà trong tất cả các bài soạn tiếng Việt, Ngữ văn khác chỉn chu hơn.  

3. Trong dạy văn không thể phủ nhận vài trò của hình thức game show đối với việc tạo ra một sân chơi hứng thú cho người học. Game show đến thời điểm này mà bản thân tôi hay áp dụng chính là Đường lên đỉnh Olympia. Sử dụng đúng format của nó với 4 chặng đường đi: Khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc, về đích mà GV là người dẫn chương trình, chỉ khác ở chỗ người chơi là một nhóm chứ không phải một người. Ở phần khởi động, GV hãy gom phần đọc – hiểu chú thích ở các văn bản để chia thành các gói câu hỏi cho mỗi nhóm. Trong đó sẽ có gói câu hỏi về tác giả, về thể loại, hoàn cảnh sáng tác. Ở phần vượt chướng ngại vật, GV nên cho HS chuẩn bị sẵn ở nhà. Các em đến lớp có sẵn bảng thống kê trên giấy A1 bằng nhiều hình thức khác nhau như kẻ cột, sơ đồ tư duy, hình ảnh minh họa… Khi vào lớp, tờ giấy A1 được các em dán sẵn lên tường gần ngay chỗ ngồi của nhóm. Sau đó trên nền một bài nhạc do GV mở, thành viên các nhóm đi vòng quanh lớp dán các sticker là các nút like, tim, share… lên phần chuẩn bị của nhóm nào mà các em cho là tốt nhất, trừ tờ A1 của nhóm mình. Nhóm chiến thắng là nhóm nhận được nhiều like, tim, share nhất. 

Ở phần tăng tốc, đọc – hiểu văn bản sẽ được GV tập trung nhiều nhất trong bài ôn tập. Bằng hình thức phất cờ, bấm chuông sôi động, thành viên ở mỗi nhóm sẽ giành quyền trả lời và mang chiến thắng về cho đội của mình. Các câu hỏi ở phần này mang hình thức trắc nghiệm, tự luận về phương diện nội dung, nghệ thuật của các văn bản. Cuối cùng, trong phần về đích, GV cần tập trung thiết kế câu hỏi vận dụng của HS; các hình ảnh, đoạn phim, bài nhạc do GV sử dụng liên quan đến văn bản sẽ giúp các em liên tưởng đến từng tác phẩm tương ứng đã học. Công việc thu hoạch là viết bài cảm nhận, trình bày ý kiến nhận xét, liên hệ bản thân. Ở phần này khuyến khích các nhóm đặt ngôi sao hy vọng để kích ứng sự hứng thú của HS.

Ngoài những cách thức vừa nêu trên, GV có thể vận dụng nhiều lối đi sáng tạo và linh hoạt riêng. Có như vậy từng tiết dạy mới tạo nên một không khí học tập đầy hứng thú, gạt bỏ tâm lý coi nhẹ bài học và chán nản bộ môn, trong đó đặc biệt là bộ môn Ngữ văn với vài trò xây đắp và bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách con người.

Hoàng Long Trng
(giáo viên Trưng THCS Văn Lang, Q.1, TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)