Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hưởng Bảo hiểm xã hội một lần: Lợi trước mắt, thiệt về sau

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhn Bo him xã hi (BHXH) mt ln, ngưi lao đng (NLĐ) ri khi h thng an sinh xã hi, không còn đưc chi tr các khon theo chế đ chính sách. Hu hết NLĐ hiu rõ quyn và li ích khi tham gia BHXH nhưng vì điu kin đành phi chu thit.


Ngư
i dân làm th tc hưng BHXH ti b phn mt ca BHXH TP.HCM

Khoảng 2 năm trở lại đây, số NLĐ chọn rút hưởng BHXH một lần tăng cao do nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia bảo hiểm cũng như quan hệ lao động cho rằng, việc rời bỏ hệ thống BHXH, từ chối quyền lợi an sinh xã hội sẽ chịu thiệt về sau.

Vì khó khăn, chp nhn chu thit

Chị Nguyễn Thị Sương (quê Phú Yên) có hơn 12 năm làm việc tại một công ty may mặc ở Q.Bình Tân, TP.HCM. Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 (năm 2021), công ty hoạt động cầm chừng, cũng như nhiều công nhân khác, chị Sương phải nghỉ việc và về quê tránh dịch. Đầu năm 2022, chị Sương trở lại công ty hoàn tất các thủ tục nghỉ việc để rút BHXH một lần.

“Sau nhiều năm làm việc với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng, số tiền BHXH một lần không lớn nhưng vì cần tiền để về quê mở cửa hàng buôn bán nhỏ, có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn sau nhiều năm bươn chải ở thành phố nên tôi quyết định rút BHXH một lần. Công đoàn của công ty cũng đã phân tích rất cặn kẽ về những thiệt thòi về sau khi đã nhận BHXH một lần; bản thân cũng hiểu rất rõ nhưng vì điều kiện không cho phép, tiếc lắm song đành chịu”, chị Sương chia sẻ.

Tương tự, sau hơn 18 năm làm việc tại một công ty in ấn, chị Nguyễn Ngọc Dung (Q.Phú Nhuận) quyết định nhận khoản “tiền tươi” để góp thêm chút vốn vào cửa hàng thời trang của con gái. Chị Dung tâm sự: “Sau thời gian dịch giã, việc mua bán của con quá khó khăn, tôi góp chút đỉnh coi như động viên tinh thần con làm lại từ đầu. Biết rằng rút hưởng BHXH một lần sẽ thiệt thòi về sau nhưng không còn cách nào khác. Nếu việc kinh doanh thuận lợi thì lúc đó tôi sẽ tham gia BHXH tự nguyện để sau này hưởng lương hưu…”.

Thực tế, không phải NLĐ không am hiểu quy định về chế độ chính sách, quyền lợi khi về hưu nhưng họ chấp nhận thiệt thòi để lo việc trước mắt. Ông Nguyễn Văn Toàn – Cán bộ Công đoàn Công ty TNHH Toàn Thịnh Phát (TP.HCM) – phân tích, tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện, đến tuổi hưu sẽ được rất nhiều cái lợi mà không có khoản tiết kiệm nào có được.

“Hiện tại, tham gia BHXH bắt buộc, mức đóng vào quỹ BHXH bằng 25% mức lương hàng tháng, trong đó NLĐ đóng 8%, còn lại người sử dụng lao động đóng 17%. Với 8% lương hàng tháng nhưng về hưu được hưởng rất nhiều từ nguồn quỹ BHXH, cụ thể là các chế độ khám chữa bệnh, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, chế độ tử tuất…”, ông Toàn giải thích.

Đng đánh mt “phao cu sinh”

Ông Nguyễn Thành Đô – Trưởng ban Chính sách pháp luật Liên đoàn Lao động TP.HCM – đánh giá, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19, NLĐ gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều NLĐ rút hưởng BHXH một lần, rời bỏ hệ thống BHXH, mất quyền được hưởng an sinh xã hội khi về hưu.

Theo đó, ông Đô đề nghị liên đoàn lao động các địa phương thuộc TP cũng như hệ thống công đoàn cần tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ NLĐ về những bất lợi, thiệt thòi của việc rút BHXH một lần.

Theo ông Đô, nếu có điều kiện, NLĐ tự do có thể tham gia BHXH tự nguyện và lựa chọn mức đóng phù hợp với điều kiện kinh tế để được hưởng nhiều chế độ khi đến tuổi hưu. Chỉ riêng chế độ khám chữa bệnh, nếu không may ốm đau phải điều trị dài ngày, không có bảo hiểm y tế cũng đã vất vả, trở thành gánh nặng cho gia đình. Đặc biệt là người thân, còn được hưởng chế độ tử tuất khi người tham gia BHXH không may qua đời.

Thng kê ca BHXH Vit Nam, NLĐ hưng BHXH mt ln có xu hưng tăng theo tng năm. Theo đó, tc đ tăng trung bình năm khong 8,4%. Trong 3 tháng đu năm 2022, c nưc có khong 200.000 NLĐ hưng BHXH mt ln, tp trung nhiu nh các đa phương như TP.HCM, Đng Nai, Bình Dương, Hà Ni… Riêng TP.HCM, thi gian này đã có 37.000 ngưi làm th tc nhn BHXH mt ln.

Nguyên nhân rút hưng BHXH mt ln là do nh hưng ca dch Covid-19, NLĐ mt vic cn khon chi phí đ trang tri trưc mt cũng như nhu cu thay đi công vic, nơi làm vic, sinh sng…

Trao đổi với Tạp chí Giáo dục TP.HCM, ông Phan Văn Mến – Giám đốc BHXH TP.HCM – khẳng định, nhận BHXH một lần chỉ giải quyết cái lợi trước mắt, còn về lâu dài NLĐ chịu nhiều thiệt thòi. Khi không còn trong hệ thống an sinh xã hội, không được BHXH chi trả hàng tháng đồng nghĩa không còn “phao cứu sinh”, cuộc sống về sau sẽ khó khăn.

Theo ông Mến, mức đóng BHXH của NLĐ mỗi năm được tính là 2,64 tháng lương nhưng khi giải quyết nhận một lần, nếu thời gian công tác trước năm 2014 thì được 1,5 tháng lương, còn từ tháng 1-2014 trở lại đây chỉ được 2 tháng lương. Đây là khoản chênh lệch lớn mà NLĐ đã chịu thiệt. Thêm nữa, khi NLĐ hưởng BHXH một lần có nghĩa là đã ra khỏi hệ thống an sinh xã hội, bản thân sẽ không được hưởng các trợ cấp về lâu dài, đặc biệt là chế độ hưu trí. Cụ thể là không được hưởng các chế độ về mai tang phí, tiền tuất của thân nhân, quyền lợi về bảo hiểm y tế khi ốm đau…

“Để NLĐ không rút BHXH một lần, Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại có chính sách ưu đãi cho NLĐ vay vốn, thậm chí không lãi suất để làm ăn. Qua đó chia sẻ một phần khó khăn để thời gian đó NLĐ tích lũy, sau này có điều kiện tiếp tục đóng BHXH tự nguyện, hoặc là khi xin được việc mới thì tiếp tục đóng BHXH bắt buộc. Ngoài vay vốn, các doanh nghiệp nên tạo điều kiện để thu hút lực lượng lao động này để họ được tiếp tục làm việc, tham gia BHXH. Bên cạnh đó, ngay thời điểm NLĐ đang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức Công đoàn, người sử dụng lao động phải truyền thông thường xuyên để NLĐ hiểu mục đích và tính nhân văn của chính sách hưu trí sau này. Ngoài ra, cơ quan BHXH cùng với các cơ quan trong hệ thống chính trị, đặc biệt là cơ quan truyền thông cần có tuyến bài tuyên truyền sâu rộng để NLĐ hiểu hơn về chế độ chính sách mà mình được hưởng về sau khi không rút BHXH một lần”, ông Mến kiến nghị.

Trn Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)