Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Hướng dẫn cách ăn hải sản không gây dị ứng, ngộ độc

Tạp Chí Giáo Dục

Hải sản ngon bổ, nhưng nhiều người đã bị dị ứng, ngộ độc, thậm chí tử vong. Người sành đồ biển “bật mí” cẩm nang ăn hải sản bổ mà không độc.
Hải sản là những thực phẩm quý, giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng là nhóm thức ăn gây dị ứng nhiều nhất trong các trường hợp bị dị ứng thực phẩm. Nhiều loại hải sản có thể gây dị ứng như: cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ, sò, mực, ốc… Trường hợp nguy cơ cao dễ bị DƯHS là: trẻ em, người cao tuổi, người mắc một trong các bệnh dị ứng như: bệnh suyễn, chàm, phát ban, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa…, hoặc gia đình có nhiều người (bố mẹ, anh em) có cơ địa dị ứng.
Do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”, khi ăn vào cơ thể sẽ là những kháng nguyên thực sự. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng. Chất gây dị ứng có trong hải sản khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn.
Biểu hiện của DƯHS rất đa dạng và thường xảy ra rất nhanh, thường chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ chục phút. Phản ứng dị ứng không phụ thuộc số lượng ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể.
Tôm biển – món hải sản đầu bảng
Tôm biển là món hải sản rất ngon, nhưng rất nhiều người dị ứng với món này. Vì vậy cần biết xem mình có thuộc các dạng sau không, rồi hãy ăn tôm biển:
– Người mắc các chứng bệnh viêm da mẩn ngứa, hoa mắt chóng mặt, đang sốt nhẹ, táo bón không nên ăn tôm.
– Người gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực nhộn nhạo, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… (hội chứng âm hư, hỏa vượng) không nên ăn tôm.
– Người đang dùng vitamin C không nên ăn tôm. Khi ăn tôm cũng không nên vắt chanh, quất, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc.
Không nên kết hợp món tôm biển với những thứ có vitamin C.
Không nên kết hợp món tôm biển với những thứ có vitamin C.
Mực biển
Mực ngon bổ, nhưng không tốt với những người ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, khả năng ham muốn tình dục kém, nhiều mồ hôi, cảm lạnh.
Những người tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục… (chứng tỳ thận dương hư), không nên ăn.
Nên kiêng ăn mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.
Người mắc chứng tỳ thận dương hư không nên ăn mực.
Người mắc chứng tỳ thận dương hư không nên ăn mực.
Ngao biển
Ngao (nghêu) rất tốt cho những người cao huyết áp, rối loạn mỡ trong máu, xơ vữa động mạch, ung thư, u phì đại tuyến tiền liệt lành tính, bổ âm, tốt cho những người hay ra mồ hôi trộm, nóng trong,
Nhưng ngao tính lạnh, vị mặn nên những người mắc bệnh thận, ăn kém chậm tiêu, đại tiện lỏng nát không nên ăn ngao.
Sứa biển – không nên cho trẻ em ăn
Theo các chuyên gia y tế, để không bị dị ứng, ngộ độc vì sứa biển, tuyệt đối tránh ăn sứa biển tươi (chưa qua chế biến) để làm thức ăn, làm gỏi ăn sống, nộm… vì các độc tố trong sứa có điều kiện xâm nhập vào cơ thể, gây hại đến sức khỏe.
Tuyệt đối không cho trẻ em ăn sứa, kể cả sứa đã chế biến.
Tuyệt đối không cho trẻ em ăn sứa, kể cả sứa đã chế biến. 
– Người tỳ vị hư hàn, bị dị ứng với hải sản, người mới ốm dậy, bị suy nhược cơ thể, người đã từng bị ngộ độc thực phẩm trong quá khứ thì cũng không nên dùng sứa biển, kể cả đã được chế biến cẩn thận và nấu chín.
– Sứa rất tốt cho những người đang bị nóng trong cần thanh nhiệt, giải độc; thích hợp với những người bị hen suyễn, tao bón, viêm khớp, cao huyết áp.
– Vì sứa dễ gây dị ứng vì chứa nhiều nước dễ bị biến chất. Do đó vừa ăn phải "thăm dò" cơ thể và chọn lựa sứa tươi, không có màu sắc khác lạ.
– Tuyệt đối không dùng sứa tươi, kể cả sứa đã qua chế biến, làm thức ăn cho trẻ em. Lý do là trẻ em sức đề kháng kém, ăn sứa rất dễ bị dị ứng, ngộ độc.
Hàu biển
Hàu (hào) rất giàu vi lượng đồng, kẽm, các axit amin, vitamin bổ dưỡng. Tính lạnh, vị ngọt của hàu rất thích hợp với người bị ung thư đang xạ trị.
– Những người bị các bệnh da liễu, hoặc đang dùng thuốc Tetrelylin được khuyến cáo không nên ăn hàu.
– Những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng.
– Ăn hàu xong đừng ăn đồ ngọt vì rất dễ bị đau bụng.
Cua ghẹ
Cua biển cần ăn tươi.
Cua biển cần ăn tươi.
Cua biển (cua xanh, cua bùn, cua lửa, cua chuối, cua sú…) là hải sản có giá trị cao trong thực phẩm và y học. Thịt cua vị ngọt, mặn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, bổ xương tuỷ nên rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi.
– Cua tính lạnh nên những người dễ bị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát… không nên ăn cua.
– Những người bị đang bị cảm mạo, cảm lạnh, cảm gió, sốt, phong hàn, bệnh lý ngoài da có ngứa dai dẳng, mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy, người có tiền sử dị ứng cua thì cũng không nên ăn cua.
– Cua có không thích hợp với người cao huyết áp, bệnh gout.
– Cua kị với thịt thỏ, rau kinh giới, quả hồng. Do đó chớ ăn cua biển với những món đó.
Cua biển phải được chế biến ngay khi còn tươi, không bao giờ được ăn cua ươn, vì chất đạm trong cua rất dễ phân hủy và biến thành chất độc hại cho cơ thể.
Lưu ý
– Không ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ.
– Tôm, cua, sò, hến chết có chứa nhiều vi khuẩn, không nên ăn vì có thể có độc tố, dễ gây ngộ độc.
– Không nên ăn hải sản và uống bia cùng lúc vì dễ bị bệnh gút.
– Không nên ăn hải sản và trái cây cùng lúc vì dễ bị đau bụng.
– Không ăn cùng với thực phẩm giàu vitamin C dễ gây ngộ độc.
Không nên uống trà sau khi ăn hải sản bởi trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy, hải sản để tạo thành canxi không hòa tan, lắng đọng trong cơ thể.
Do hải sản đã có sẵn tính hàn, nên tránh ăn hải sản với rau củ quả, nước uống mang tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh… dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)