Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT 2009

Tạp Chí Giáo Dục

 
Học sinh trường THPT Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) tham gia một buổi Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức Ảnh: Đào Ngọc Thạch
* Lượng kiến thức mà thí sinh tự do phải bổ sung nhiều nhất là 30%

Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) đã hoàn thành dự thảo hướng dẫn ôn tập tốt nghiệp THPT và đang xin ý kiến đóng góp của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trước khi ban hành. Ông Nguyễn Hải Châu (ảnh) – Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học – cho biết:

Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT có hai nội dung chính: Thứ nhất là yêu cầu học sinh (HS) phải nắm vững chuẩn kiến thức chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là lớp 12; thứ 2 là hướng dẫn cách tổ chức ôn tập và phương pháp ôn tập sao cho có hiệu quả.

* Ông có thể nói cụ thể hơn về cách thức và phương pháp ôn tập đó?

 

Ảnh: Tuệ Nguyễn

– Cách tổ chức ôn tập mà chúng tôi yêu cầu các trường là trong quá trình dạy học, giáo viên đã phải hướng dẫn ôn tập cho HS, học đến chương nào phải nắm chắc kiến thức của môn đó theo từng chương rồi đến hết các học kỳ. Sau khi hoàn thành chương trình thì tổ chức ôn tập cho HS theo các chủ đề. Mặt khác cũng giới thiệu cách thức tổ chức và phương pháp ôn tập phù hợp với đặc thù nội dung cũng như phù hợp với hình thức thi của từng bộ môn. Ví dụ hình thức thi trắc nghiệm, mỗi đề thi sẽ có số lượng câu hỏi là bao nhiêu. Hoặc, chúng tôi cũng căn cứ vào cấu trúc đề thi để giúp HS có thể hình dung ra hình thức một đề thi sẽ ra sao, nhưng đó cũng chỉ là một cách thức để HS tham khảo, hướng dẫn ôn tập mà chúng tôi sắp ban hành sẽ bao gồm rất nhiều nội dung khác. * Hướng dẫn này có giới hạn nội dung kiến thức ôn tập không, thưa ông?

– Về nguyên tắc thì quy chế thi là cao nhất nên không có giới hạn về kiến thức. Các kiến thức bắt buộc là những quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình. Cấu trúc đề thi cũng được đưa ra để thẩm định về hình thức của đề thi. Những bài đọc thêm, tham khảo sẽ không đưa vào nội dung ôn tập.

* Vậy hướng dẫn có nêu chi tiết những nội dung mà HS cần ôn tập không?

– Sẽ không có từng bài hoặc câu trả lời cụ thể cho HS mà chỉ hướng cho các em những nội dung cần ôn tập. Điều cần nhấn mạnh đây là văn bản hướng dẫn ôn tập chứ không phải là tài liệu ôn tập. Văn bản này được gửi theo đường công văn về các sở, mặt khác sẽ đưa lên mạng để HS và phụ huynh HS quan tâm có thể khai thác, sử dụng. 

* Thưa ông, đối với đối tượng thí sinh (TS) tự do thì việc ôn tập sẽ được hướng dẫn ra sao và lượng kiến thức mà đối tượng này cần phải bổ sung chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm?

– Trong hướng dẫn cũng nêu những nội dung mà TS tự do cần phải bổ sung và cũng sẽ có yêu cầu rõ đối với các trường THPT: tạo điều kiện tốt nhất cho các đối tượng HS này được tham gia ôn tập theo tổ chức của nhà trường.

Theo phân tích của chúng tôi, lượng kiến thức mà TS tự do cần phải bổ sung cũng không nhiều. Môn nhiều nhất là môn Văn, với khoảng 30% kiến thức mới, môn Toán thì hầu như không có thêm kiến thức mới, còn lại các môn khác, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên thì lượng kiến thức mà TS phải bổ sung là không đáng kể.

* Thời gian mà TS tự do có thể bắt đầu tham gia ôn thi tốt nghiệp tại các trường là khi nào? Nếu một TS tự do ở một tỉnh A nhưng muốn tham gia ôn tập ở một trường danh tiếng của tỉnh B thì có được không?

– Tinh thần là sau khi kết thúc chương trình học ở phổ thông vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 là các trường có thể tổ chức ôn tập cho HS. Thông thường, TS tự do sẽ được đăng ký ôn tập ở các trường mà mình đăng ký dự thi, cách tốt nhất là đăng ký ôn tập luôn với nhà trường ấy. Về nguyên tắc thì không có văn bản nào cấm việc HS đăng ký ôn tập ở nơi khác nơi mình đăng ký dự thi. Tôi nghĩ, các trường cũng không “hẹp hòi” gì trong chuyện này. Tuy nhiên, phải phụ thuộc vào khả năng, điều kiện của những trường ấy có thể tiếp nhận thêm HS ở bên ngoài vào ôn thi nữa hay không. Ví dụ một lớp đông quá nếu thêm HS thì việc ôn tập sẽ không hiệu quả.

* Khi nào thì hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT sẽ được ban hành, thưa ông?

– Dự kiến sẽ được ban hành trước khi công bố môn thi tốt nghiệp THPT 1-2 ngày (theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT công bố môn thi không quá 31.3). Để có hướng dẫn kịp thời chúng tôi phải làm tất cả các môn. Thế nhưng khi công bố môn thi rồi thì giáo viên các trường chỉ tập trung vào các môn thi để ôn tập cho 

 Môn Văn: Rèn kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội
Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT ban hành cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới. Trước hết, trong cấu trúc đề thi môn Văn năm nay có đề nghị luận xã hội và lại chiếm khá nhiều điểm nên HS phải rèn luyện kỹ năng như tìm hiểu để giải thích khái niệm, các biểu hiện của vấn đề, các vấn đề nảy sinh trong xã hội… Bên cạnh đó cần chú ý đến những tác phẩm văn học sau năm 1975 được đưa vào chương trình học, những đánh giá, nhận định trong các bài khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỷ 20. Khi ôn tập, ngoài việc bám sát nội dung trong SGK, HS phải tìm đọc thêm tài liệu, tự soạn đề cương sao cho mình dễ nhớ, dễ hiểu nhất. Đặc biệt với điểm mới theo như trong cấu trúc đề thi thì HS phải tập viết thật nhiều vì nghị luận xã hội là dạng bài phải làm hoàn toàn bằng năng lực. Tóm lại, trong kỳ thi tới HS sẽ không thể học vẹt, học tủ. (LÊ XUÂN GIANG – chuyên viên môn Văn – Sở GD-ĐT TP.HCM)
Môn Toán: Nên xây dựng một đề cương ôn tập
Ngoài việc học kỹ nội dung kiến thức trong sách giáo khoa lớp 12 (và những công thức tính toán của lớp 10, lớp 11) thì HS cần bám sát cấu trúc đề thi. Để nhớ lâu và nắm rõ kiến thức, mỗi HS nên xây dựng cho mình một đề cương ôn tập chu đáo, sau mỗi bài học cần xác định kiến thức nào là cơ bản, dạng bài tập chính và ghi chú những lỗi hay mắc phải trong quá trình học và làm bài để tránh. Phải học kỹ những nội dung kiến thức giao giữa 2 chương trình cơ bản và nâng cao bao gồm: Khảo sát hàm số và những bài toán liên quan; Phương trình, bất phương trình mũ và log; Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng; Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất; Hình học không gian… (Ông NGUYỄN DUY HIẾU – Tổ trưởng tổ Toán trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)
Ngoại ngữ: Những nội dung có thể được đề ra
HS nên theo sát sách giáo khoa 12, nếu có thể hãy xem lại các từ vựng trong sách giáo khoa lớp 10, lớp 11 với các chủ điểm về môi trường, tổ chức quốc tế, văn hóa thể thao, giáo dục. Những chủ điểm này được đề cập xuyên suốt chương trình tiếng Anh ở 3 năm THPT.
Ngoài từ vựng có mở rộng (vocabulary), HS cần chú ý các điểm sau: verb tenses, passive voice, reported speech, relative clause (còn gọi là adjective clause), conditional sentence (3 loại câu điều kiện), giới từ đi với các từ chỉ thời gian và nơi chốn, đi với động từ, đi với tính từ… nằm rải rác trong các bài học (Units), phrasal verb (units 14 – 15), cách dùng: because/because of/so, although/in spite of/despite/but/however/therefore/even though (units 7 – 9), articles (a, an, the, no article) (unit 8), cách phát âm những âm cuối s, ed và một số nguyên âm hoặc phụ âm mà HS thường hay nhầm lẫn. Vì đề thi có 50 câu nên những nội dung trên đều có thể được đề cập.
Vì hình thức thi là trắc nghiệm khách quan nên HS đọc kỹ đề để loại trừ những câu sai, câu nào biết chính xác đúng thì trả lời ngay. Phần trả lời câu hỏi cho đoạn văn nên làm sau vì phải cần có thời gian đọc kỹ. Kinh nghiệm là các em cứ làm nháp trên đề thi sau đó canh nửa thời gian làm bài thì chuyển vào phiếu trả lời. Còn 10 phút cuối thời gian phải chuyển hết những câu đã làm nháp, nếu thấy còn một số câu chưa trả lời thì nhắm hình như đúng để điền vì đây là những câu hỏi các em đã học nhưng không nhớ kỹ. (Ông Lê Thanh Tùng – Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM)

Bích Thanh (ghi)

Tuệ Nguyễn (Theo TNO)

Bình luận (0)