Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hướng đến một nền kinh tế xanh và bền vững

Tạp Chí Giáo Dục


GS.TS Nguyn Chu Hi phát biu ti ta đàm. Ảnh: Đ.Phượng

“An toàn môi trường ở Việt Nam: Từ lý thuyết đến chính sách và thực tiễn” là chủ đề tọa đàm quốc tế do Trường ĐH Kỹ thuật – Công nghệ (KTCN) Cần Thơ phối hợp Viện Chính sách và Quản lý, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cùng Quỹ Rosa Luxembur khu vực Đông Nam Á tổ chức tại TP.Cần Thơ.

Theo các nhà khoa học, dù có nhiều nỗ lực và đạt được kết quả bước đầu về bảo vệ môi trường nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ở một số khu vực thành thị, nông thôn, khu công nghiệp và làng nghề. Tài nguyên thiên nhiên còn bị khai thác quá mức, thiếu bền vững. Tình hình đánh bắt cá bất hợp pháp tại biển Đông đang rất phức tạp, nguồn lợi thủy sản trên biển của Việt Nam giảm rõ rệt. Quá trình phát triển kinh tế không bền vững đã xảy ra nhiều sự cố môi trường.

Các chuyên gia môi trường quốc tế cảnh báo, đến năm 2025, GDP của Việt Nam sẽ tăng đáng kể, nhưng nếu không quan tâm đúng mức công tác bảo vệ môi trường, tính trung bình GDP tăng 1% thì thiệt hại do ô nhiễm môi trường làm mất đi khoảng 3% GDP. Đây là cảnh báo rất nghiêm khắc khi thực tế  còn tình trạng coi trọng lợi ích phát triển kinh tế trước mắt hơn nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Hơn nữa công tác bảo vệ và khắc phục hậu quả môi trường cần nguồn lực không nhỏ trong khi nguồn vốn đầu tư cho phát triển còn hạn hẹp.

Theo đó, các chuyên gia đã chia sẻ và đề xuất nhiều giải pháp nhằm bảo vệ môi trường, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, như: xây dựng mô hình hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn để giảm khai thác tài nguyên, giảm lượng phát thải; Phát triển nông nghiệp bền vững  trong điều kiện biến đổi khí hậu; vấn đề về ô nhiễm môi trường và quản lý chất thải tại Việt Nam; Tác động của biến đổi khí hậu, của hạn mặn đến sinh kế của cư dân ĐBSCL và hoạt động thích ứng; Xây dựng bản đồ diễn biến mặn và đánh giá chất lượng nước dưới đất tại vùng ven; Ảnh hưởng của thủy triều đến khả năng chịu tải ô nhiễm trong hệ thống kênh rạch đô thị tại Cần Thơ…

Đặc biệt, GS.TS Nguyễn Chu Hồi – nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam – kiến nghị: “Việt Nam cần phải thay đổi tư duy phát triển. Mục tiêu phát triển phải hướng đến một nền kinh tế xanh và bền vững. Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái. Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên bằng các hình thức khai thác mới. Đẩy mạnh liên kết và hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia. Tái cấu trúc nền kinh tế theo định hướng thị trường. Cải cách luật pháp, chính sách và thể chế để giải quyết, bảo vệ hiệu quả an ninh môi trường…”.

Đan Phưng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)