Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Hướng đến xây dựng môi trường giáo dục tử tế, công bằng, thực chất

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ngành giáo dc TP.HCM va t chc tng kết năm hc 2022-2023 và đ ra phương hưng nhim v năm hc 2023-2024 vi mc tiêu hưng đến xây dng môi trưng giáo dc t tế, công bng, thc cht, đ cao tư cách ngưi thy.


Phó Ch tch UBND TP.HCM Dương Anh Đc phát biu k vng vào ngành giáo dc

Thiếu cơ chế thu hút và gi giáo viên gn bó vi ngh

Năm học 2022-2023, TP.HCM có 2.310 cơ sở giáo dục ở các bậc mầm non, phổ thông. Trong đó, công lập với 1.350 trường, ngoài công lập là 960 trường. Tổng số học sinh toàn TP là gần 1,7 triệu học sinh. Tổng số giáo viên là 77.171 giáo viên. Trong năm 2022, TP đưa vào sử dụng 51 dự án với 874 phòng học mới (tăng thêm 518 phòng), tổng mức đầu tư trên 2.261 tỷ đồng.

Trong năm học, ngành giáo dục đã triển khai các chương trình, đề án của TP về giáo dục theo lộ trình và phù hợp với thực tiễn: Đề án đào tạo nhân lực trình độ quốc tế 8 ngành giai đoạn 2020-2025 và đại học chia sẻ; Đề án giáo dục thông minh và học tập suốt đời giai đoạn 2020-2030; Đề án “Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng tin học cho học sinh phổ thông TP.HCM theo định hướng chuẩn quốc tế giai đoạn 2020-2023”…

Mặc dù vậy, Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, tình hình tăng dân số theo cơ học ảnh hưởng đến việc quy hoạch mạng lưới trường học, đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Công tác chuẩn bị, dự báo, đánh giá tác động và ứng phó với các thách thức trong hội nhập còn chưa chủ động. Tiến độ xây dựng trường lớp mặc dù được quan tâm song vẫn chưa bắt kịp với tốc độ phát triển hiện nay.


Lãnh đo B GD-ĐT và lãnh đo UBND TP.HCM khen thưng các tp th trưng hc lao đng xut sc năm hc 2022-2023

Chế độ chính sách và cơ chế hoạt động của các trường công lập chưa cho phép phát huy hết khả năng tích cực và sáng tạo của cơ sở. Công tác quản lý các trường có yếu tố nước ngoài, công tác quản lý du học còn nhiều bất cập do chưa có đầy đủ hệ thống văn bản pháp lý.

Đội ngũ giáo viên ở một số trường chưa đáp ứng về số lượng và cơ cấu bộ môn theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018: Chương trình GDPT 2018 quy định tiểu học tổ chức học 2 buổi/ngày; thêm một số môn học mới bắt buộc, tiết học giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Việc tuyển dụng giáo viên phổ thông ở một số quận/huyện chưa kịp thời do thiếu nguồn tuyển (theo quy định chuẩn trình độ đào tạo tại Luật Giáo dục 2019); thiếu cơ chế thu hút và giữ giáo viên gắn bó với nghề, lương giáo viên mới được tuyển dụng thấp.

Thực hiện Chương trình GDPT 2018, các trường tổ chức dạy học theo tổ hợp môn học lựa chọn căn cứ trên điều kiện thực tế của đơn vị dẫn đến việc các trường có những tổ hợp môn học lựa chọn không giống nhau khiến cho việc thay đổi tổ hợp và chuyển trường của học sinh lớp 10 gặp nhiều lúng túng.

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu, ngoài trách nhiệm giáo dục, TP.HCM còn hướng học sinh đến hội nhập quốc tế, luôn quan tâm, đảm bảo sự công bằng trong giáo dục. Kế hoạch xây dựng trường tiên tiến hội nhập, lớp tăng cường tiếng Anh được TP thực hiện ở những nơi có đủ điều kiện chỗ học, nơi áp lực tuyển sinh không cao, đáp ứng nguyện vọng đa dạng của học sinh TP, nếu đặt ở nơi khó khăn, trường lớp còn thiếu thốn thì rất phản cảm.

n tưng vi giáo dc TP.HCM

Chia sẻ tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng bày tỏ sự ấn tượng trước các con số thể hiện sự nỗ lực của ngành giáo dục TP.HCM đã đạt được trong năm học vừa qua.

Cụ thể, TP.HCM là một trong những địa phương hoàn thành sớm mục tiêu giáo dục mầm non, kết quả phổ cập giáo dục được củng cố, duy trì với những chỉ tiêu thành phần được nâng cao; Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đạt 100%; Tích cực dạy học ngoại ngữ, đưa dạy học toán – khoa học bằng tiếng Anh với kết quả 7 năm liền dẫn đầu cả nước môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT; 97,7% phòng học được kiên cố hóa – đứng thứ 3 cả nước sau Đà Nẵng, Bắc Ninh; đáp ứng 91,1% thiết bị dạy học tối thiểu (đứng thứ 2 cả nước) trong khi cả nước trung bình chỉ đạt 54%.

TP.HCM cũng là địa phương tiên phong ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học thiết thực, đón đầu dạy học thông minh. Đặc biệt, ngân sách TP.HCM đầu tư giáo dục tăng dần hàng năm, chiếu 28% ngân sách chi thường xuyên và 20% ngân sách chi đầu dành cho giáo dục. Việc chuyển đổi số, trường học hạnh phúc, xây dựng nguồn nhân lực quốc tế, dạy học tin học chuẩn quốc tế… đã đưa giáo dục TP.HCM từng bước ngang tầm khu vực.

Năm học 2023-2024, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị TP.HCM tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phát huy vai trò tiếng nói nhà giáo trong từng cơ sở giáo dục; Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018, rà soát quy hoạch trường lớp hợp lý, tăng cường nguồn lực xã hội hóa, quan tâm đối tượng chính sách đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Xây dng môi trưng giáo dc t tế, công bng và thc cht

Năm học 2023-2024, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức “đặt hàng” ngành giáo dục TP những từ khóa lớn. Đó là môi trường giáo dục tử tế; công bằng; thực chất; tư cách người thầy…

Cụ thể, với môi trường giáo dục tử tế, ông nhấn mạnh thầy cô giáo phải tử tế, tận tâm với học trò, quan hệ với đồng nghiệp chan hòa, có sự trân trọng mối quan hệ tốt với phụ huynh, tạo điều kiện tối đa cho học sinh phát huy năng lực.

Đối với môi trường giáo dục hội nhập, phát triển và công bằng, theo ông TP.HCM đang thực hiện đề án phổ cập nâng cao năng lực tiếng Anh, CNTT cho học sinh, triển khai nhiều chương trình đặc biệt như chương trình tích hợp, mô hình trường chất lượng cao, hướng đến môi trường hội nhập. Ông đề nghị ngành giáo dục không quên yếu tố công bằng, cố gắng kéo giảm khoảng cách về chất lượng, môi trường học tập giữa các cơ sở giáo dục. Khi mở ra môi trường chất lượng cao, hội nhập thì phải tính toán hợp lý đảm bảo cho con em TP theo khả năng, nhu cầu đều được cung cấp môi trường học tập, nhiệm vụ học tập tốt, công bằng để đều có cơ hội phát triển.

Với từ khóa này, lãnh đạo TP.HCM gửi gắm các nhà đầu tư quan tâm đến vấn đề này. Mong rằng khi đầu tư vào giáo dục thì sẽ đặt yếu tố xây dựng môi trường giáo dục tốt, tử tế là quan trọng nhất, trên yếu tố về lợi nhuận, không chỉ hướng đến học sinh có điều kiện mà còn hướng đến học sinh gia đình có thu nhập trung bình, thấp”.

Với yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục thực chất, ông đề nghị ngành giáo dục cần chứng minh chất lượng thông qua công tác kiểm định, qua các kỳ thi công bằng, nghiêm minh, tạo điều kiện cho học sinh phát huy tối đa năng lực, tạo thêm niềm tin cho học sinh cố gắng học tập, trau dồi kiến thức.

Về yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục, theo ông đây cần là quan tâm đặc biệt của ngành giáo dục. Đồng thời đặt hàng ĐH Sài Gòn tiếp tục phối hợp với ngành giáo dục TP về nguồn nhân lực, có kế hoạch đảm bảo cung ứng nguồn nhân lực ngắn hạn, dài hạn, nâng chất đội ngũ giáo viên, đảm bảo giáo viên bất kỳ cơ sở nào đều đạt chuẩn, vượt chuẩn về chuyên môn và cả tư cách người thầy.

Cuối cùng, theo Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức, các phong trào thi đua toàn ngành phải là thi đua thực chất, không phải tạo ra các phong trào giành danh hiệu mà phải thi đua tạo ra những nhiệm vụ xuất sắc, để làm sao môi trường giáo dục TP tốt nhất cả nước hướng đến khu vực.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)