Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Hướng đi cho du lịch sinh thái trên đất nông nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Kết lun giám sát ca HĐND TP.Đà Nng cho thy, mt s mô hình du lch sinh thái phát trin trên đt nông nghip ca đa bàn xã Hòa Bc (huyn Hòa Vang) là t phát và chưa phù hp. Tuy nhiên, thc tế khi đt nông nghip không mang li hiu qu trong canh tác, sn xut thì các mô hình du lch trên cho thy hiu qu rõ rt. Vì vy, cn có nhng điu chnh và hưng dn kp thi đ kích thích du lch sinh thái gn vi xây dng nông thôn như mt xu hưng tt yếu.


Cn hưng đi đ mô hình sinh thái hot đng trên đt nông nghip gn vi phát trin nông thôn mi

Nhiu mô hình du lch sinh thái b “tuýt còi”

Theo kết luận của Ban Đô thị HĐND TP.Đà Nẵng về tình hình quản lý đất nông nghiệp, lâm nghiệp thuộc địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang cho biết, qua giám sát thực tế, xuất hiện một số mô hình sinh thái, tự ý dựng các lều sạp, trang trí các tiểu cảnh trên đất nông nghiệp nhằm phục vụ cho việc tổ chức sinh hoạt, vui chơi, trải nghiệm và có cả lưu trú. Đơn cử như khu A Lăng Như (tại thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc) do ông A Lăng Như xây dựng; khu Heart Organic Farm tại thôn Phò Nam do ông Võ Quang Hùng xây dựng; khu Làng Coco tại thôn Lộc Mỹ do ông Nguyễn Đức Vinh xây dựng; khu Làng Mê tại thôn Nam Yên do ông Ngô Quốc Bình xây dựng; khu Yên Retreat tại thôn Nam Yên do ông Bùi Đức Tuấn xây dựng… chưa phù hợp với các quy định pháp luật.

Qua giám sát, Ban Đô thị HĐND TP.Đà Nẵng đề nghị chính quyền huyện Hòa Vang có phương án chấn chỉnh, xử lý việc sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Chỉ đạo, rà soát, thống kê, đề xuất thực hiện thí điểm khai thác du lịch kết hợp với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Hòa Vang, trong đó có xã Hòa Bắc theo đúng Nghị quyết 82 của HĐND TP.Đà Nẵng ngày 17-12-2021 đồng thời tuyên truyền nội dung nghị quyết cho nhân dân được biết về phạm vi, đối tượng áp dụng, nguyên tắc thực hiện thí điểm; các dịch vụ du lịch được triển khai thí điểm…

Cn hưng đi đ phát trin du lch gn vi nông thôn mi

Xã Hòa Bắc có hơn 542ha đất nông nghiệp. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên, biến đổi khí hậu dẫn đến đất hoang hóa ngày càng nhiều. Thực tế, thời gian qua, các mô hình du lịch sinh thái ở xã Hòa Bắc cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận cho người dân.


Mt mô hình du lch sinh thái phát trin trên đt nông nghip ca đa bàn xã Hòa Bc

Ông Bùi Đức Vũ, chủ khu Yên Retreat cho biết, mô hình du lịch sinh thái này được triển khai từ năm 2018, trên mảnh đất nông nghiệp bỏ hoang của người dân được ông mua lại năm 2013. Đây là mô hình du lịch sinh thái kết hợp cắm trại, dã ngoại. Không gian được ông Vũ bố trí bao gồm một số ghế gỗ, một số tiểu cảnh để khách check-in và một số lều ngủ, không xây dựng một công trình kiên cố và hạn chế số lượng khách đón không quá 50 người. Ông Vũ thừa nhận việc xây dựng mô hình của mình sai về mặt pháp luật và mong muốn thành phố, địa phương cùng ngành chức năng tạo điều kiện cho các điểm du lịch.

Ông Đỗ Thanh Tân, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Hòa Vang cho rằng phát triển du lịch là hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông thôn, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng tích hợp đa ngành. Hòa Vang là huyện nông nghiệp, phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới sẽ là xu thế tất yếu, trong mối quan hệ hữu cơ, tương hỗ. Theo đó, phát triển du lịch nông nghiệp là một trong những giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững. Đổi lại, nông thôn mới sẽ là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của du lịch.

Theo Nghị quyết 82, thời gian thực hiện thí điểm khai thác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Hòa Vang từ năm 2022-2025, áp dụng cho không quá 15 mô hình. Mỗi tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện không quá 1 mô hình; ưu tiên các tổ chức, cá nhân là người địa phương và các mô hình kết hợp nhiều loại hình sản xuất. Việc thực hiện thí điểm phải tuân theo nguyên tắc khai thác không gian, cảnh quan sinh thái vùng sản xuất nông, lâm, nuôi trồng thủy sản để gia tăng giá trị kinh tế, tạo sinh kế mới cho người dân nông thôn, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho đối tượng khách du lịch trong ngày, người dân đô thị và trải nghiệm thực tế cho học sinh, sinh viên; không thay đổi mục đích sử dụng đất, rừng; không thay đổi kết cấu và hiện trạng đất, rừng; không làm thoái hóa tính chất và môi trường đất nông nghiệp; không gây ô nhiễm nguồn nước, không thay đổi cơ cấu cây trồng; các hạng mục cơ sở vật chất được lắp dựng phải bằng vật liệu thô sơ, thân thiện với môi trường, không phá vỡ cảnh quan chung. Mô hình thí điểm không được cung cấp dịch vụ lưu trú, không để cơ sở hạ tầng trong mô hình thí điểm thành chỗ ở, nơi thờ tự và thực hành tôn giáo, tín ngưỡng…

Trong xu hướng tìm về các địa điểm yên tĩnh, mát mẻ, không gian thoáng rộng, thời gian qua lượng khách du lịch đến Hòa Vang tăng mạnh. Riêng dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương vừa qua ước đạt hơn 12.000 khách. Ông Tân cho rằng, nếu tổ chức, sắp xếp tốt thì đây là nguồn lợi lớn và là sinh kế mới cho người dân nông thôn. Đơn vị sẽ xem xét tham mưu UBND huyện thực hiện tốt việc khai thác lợi thế nông nghiệp, nông thôn để phát triển du lịch với các bước đi phù hợp, đúng các quy định.

Ông Phan Văn Tôn, Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang cho biết, trước đây, huyện đã xây dựng Đề án thí điểm khai khác dịch vụ du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. HĐND TP.Đà Nẵng cũng đã ban hành Nghị quyết 82/NQ-HĐND về việc thống nhất chủ trương thực hiện thí điểm khai thác du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện. Đối với các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn Hòa Bắc, theo ông Tôn, các chủ đầu tư chỉ lắp dựng các lều bạt, chứ không xây dựng bê tông kiên cố. Thời gian tới, UBND huyện sẽ hỗ trợ người dân phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi sinh, môi trường và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Vĩnh Yên

Bình luận (0)