Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Hướng đi mới trong điều trị bệnh tiêu hóa – gan mật

Tạp Chí Giáo Dục

Các bnh lý tiêu hóa – gan mt đang ngày càng tr thành thách thc ln ca y hc hin đi. T l mc gia tăng nhanh chóng, din tiến phc tp và gn lin vi nhng ri lon chuyn hóa đã đt ra yêu cu cp thiết phi đi mi tư duy, mô hình qun lý và chiến lưc điu tr.

PGS.TS.BS Võ Duy Thông khám bệnh gan mật cho bệnh nhân nội trú

Giới chuyên môn tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) đã đưa ra nhiều kiến giải khoa học, giải pháp thực tiễn nhằm từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh, tiệm cận chuẩn mực quốc tế.

MAFLD – din mo mi ca bnh gan mn tính

Một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm hiện nay là bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chuyển hóa (MAFLD – Metabolic dysfunction-associated fatty liver disease). Theo PGS.TS.BS Võ Duy Thông – Trưởng khoa Tiêu hóa BV ĐHYD, MAFLD đã và đang dần thay thế viêm gan virus để trở thành nguyên nhân chính gây xơ gan, ung thư gan tại Việt Nam. “Điều quan trọng là cách tiếp cận với bệnh lý này đã thay đổi: từ loại trừ nguyên nhân sang nhận diện nguy cơ sinh học dựa trên các yếu tố chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường type 2, rối loạn lipid máu và hội chứng chuyển hóa”, ông nhấn mạnh.

Khác với NAFLD vốn chỉ xác định bằng cách loại trừ các nguyên nhân khác, MAFLD dựa trên bằng chứng dương tính của gan nhiễm mỡ kèm ít nhất một yếu tố chuyển hóa. Cách tiếp cận này phản ánh xu hướng y học hiện đại, khi chẩn đoán và điều trị được xây dựng dựa trên nguy cơ và đặc điểm sinh học của từng cá thể, thay vì áp dụng một mô hình đồng nhất cho mọi bệnh nhân.

Tại Việt Nam, MAFLD đang gia tăng nhanh chóng nhưng vẫn chưa được nhận diện đúng mức. Việc chưa có chương trình tầm soát chủ động ở quy mô cộng đồng, cùng với sự hạn chế về nhận thức trong dân và rào cản kỹ thuật tại tuyến cơ sở, khiến phần lớn ca bệnh chỉ được phát hiện khi đã tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. PGS.TS.BS Võ Duy Thông lưu ý: “Người bệnh Việt Nam thường đồng mắc viêm gan B, sử dụng rượu bia hoặc có bệnh tim mạch, nên cần một cách tiếp cận đa nguyên nhân và phân tầng nguy cơ toàn diện”.

Hiện nay, công tác chẩn đoán tại nhiều nơi vẫn chủ yếu dựa vào siêu âm gan thông thường và xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản. Trong khi đó, các công cụ không xâm lấn hiện đại như FIB-4, NFS, siêu âm đàn hồi, hoặc mô hình tích hợp chỉ điểm sinh học như ADAPT-ProC3 mới chỉ được ứng dụng hạn chế ở một số cơ sở chuyên sâu. Khoảng trống này làm giảm cơ hội phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, đặc biệt với các nhóm bệnh nhân nguy cơ cao.

Nhng hưng đi mi trong điu tr

Về điều trị, giảm cân dưới 10% trọng lượng cơ thể vẫn được coi là biện pháp nền tảng và hiệu quả nhất trong kiểm soát tiến triển bệnh. Tuy nhiên, y học thế giới đã bước vào kỷ nguyên mới khi Resmetirom – chất chủ vận thụ thể tuyến giáp β – trở thành loại thuốc đầu tiên được FDA phê duyệt để điều trị viêm gan nhiễm mỡ có xơ hóa. Ngoài ra, các nhóm thuốc như GLP-1 receptor agonists, FXR agonists và PPAR modulators cũng đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, mở ra hy vọng lớn cho những bệnh nhân nguy cơ cao.

PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc – Giám đốc BV ĐHYD – nhấn mạnh: “Đổi mới chiến lược điều trị phải gắn với thực tiễn lâm sàng Việt Nam, cần sự phối hợp liên chuyên khoa giữa tiêu hóa, nội tiết, tim mạch, dinh dưỡng và y học gia đình. Chúng tôi hướng tới xây dựng mô hình quản lý toàn diện, cá thể hóa và phù hợp với điều kiện thực tế, đặt người bệnh làm trung tâm của mọi hoạt động”.

Bên cạnh đổi mới trong thuốc điều trị, ngành tiêu hóa – gan mật đang chứng kiến sự bùng nổ về công nghệ chẩn đoán và theo dõi bệnh. Nội soi hiện đại, đo pH-impedance, đo áp lực thực quản cao tần (HRM), siêu âm đàn hồi ARFI và các chỉ điểm sinh học phân tử đã giúp tăng cường độ chính xác trong tầm soát ung thư tiêu hóa, ung thư gan. Theo các chuyên gia BV ĐHYD, việc áp dụng các công cụ này không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn góp phần thiết kế phác đồ điều trị cá thể hóa, giảm thiểu can thiệp không cần thiết.

Một vấn đề nữa được đặt ra là cần đẩy mạnh truyền thông y tế, nâng cao nhận thức cộng đồng, đào tạo nhân lực tuyến cơ sở để mô hình quản lý MAFLD và các bệnh lý gan mật khác thực sự đi vào thực tiễn. Chỉ khi có sự đồng bộ giữa chính sách y tế, năng lực chuyên môn và sự chủ động của cộng đồng, hệ thống y tế mới có thể kiểm soát hiệu quả các bệnh lý này.

PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Bắc khẳng định: “Tiến bộ chuyên môn phải song hành với chiến lược phát triển bền vững, lấy bệnh nhân làm trung tâm, dựa trên thực hành lâm sàng phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đó là đích đến mà chúng tôi hướng tới trong xây dựng nền y học tiêu hóa – gan mật hiện đại, hội nhập quốc tế”.

Các chuyên gia cho rằng, việc tích hợp MAFLD vào chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm quốc gia, mở rộng sử dụng các công cụ chẩn đoán không xâm lấn, phát triển mô hình liên chuyên khoa và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng chính là những bước đi mang tính chiến lược. Đó cũng là con đường duy nhất để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng và khẳng định vị thế y học Việt Nam trên bản đồ khu vực.

Phm Thy

Bình luận (0)