Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hướng nghiệp chiều sâu cho học sinh khi thực hiện chương trình mới

Tạp Chí Giáo Dục

Các trưng THPT ti TP.HCM đy mnh công tác hưng nghip thông qua chính môi trưng hot đng ca trưng xuyên sut năm hc, to cơ hi đ hc sinh đưc tiếp cn sm vi đa dng ngành ngh, đnh hưng ngh nghip cho bn thân.

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) trải nghiệm ngành nghề ở trường đại học 

Đa dng, có chiu sâu

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 xác định bậc THPT là giai đoạn định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Qua 3 năm thực hiện chương trình, công tác hướng nghiệp được các nhà trường quan tâm, chú trọng và thực hiện có hiệu quả, chiều sâu.

Định hướng nghề nghiệp gắn với hoạt động câu lạc bộ là điểm nhấn được Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5) đẩy mạnh trong nhiều năm nay. Tính đến nay, toàn trường có trên 20 câu lạc bộ từ học thuật, kỹ năng đến năng khiếu, thể dục thể thao… Thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên) cho biết, các câu lạc bộ hoạt động từ kế hoạch đề xuất của học sinh, với sự chủ trì của giáo viên. Với mỗi câu lạc bộ lại có những hoạt động làm điểm nhấn không chỉ thu hút học sinh tham gia mà qua đó còn giúp học sinh phát huy được thế mạnh, sở trường, định hướng thêm về năng lực, nghề nghiệp bản thân.

“Đơn cử như Câu lạc bộ Hóa học, nhiều học sinh tham gia câu lạc bộ này đã có định hướng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, lựa chọn ngành học liên quan. Ở nhiều câu lạc bộ khác, hoạt động luôn gắn với mục tiêu là đưa kiến thức bài học vào trong đời sống thực tế, tạo môi trường thực hành để học sinh vận dụng kiến thức, phát hiện năng lực, sở trường, đam mê để theo đuổi nghề nghiệp”, thầy Cường chia sẻ.

Tương tự, tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1), công tác hướng nghiệp cho học sinh được xác định là nhiệm vụ quan trọng, song hành với công tác dạy và học. Do đó, hoạt động hướng nghiệp không chỉ được nhà trường tổ chức qua các chương trình tiếp cận với ngành nghề, trường đại học mà còn được gắn với từng môn học, đưa vào từng lớp học; thông qua hoạt động các câu lạc bộ, chuyên đề… Theo thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng nhà trường), với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bậc THPT được xác định là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Chính vì vậy, trong suốt 3 năm qua khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, công tác hướng nghiệp cho học sinh được nhà trường thực hiện mang tính chiều sâu và có nhiều điểm mới, mạnh mẽ bao trùm.

Hướng nghiệp một cách thực chất, bài bản sẽ giúp học sinh hình dung cụ thể về nghề nghiệp

“Từ năm học 2022-2023, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường đã thành lập thêm nhiều câu lạc bộ như Câu lạc bộ Trí tuệ nhân tạo, STEM để không chỉ phù hợp với yêu cầu của giáo dục hiện đại mà còn phù hợp với yêu cầu của chương trình mới, tạo môi trường để học sinh mở rộng thực hành kiến thức bài học với thực tiễn. Song song đó, nhà trường cũng tạo thêm nhiều sân chơi, hoạt động để học sinh trải nghiệm nghề nghiệp, tiếp cận đa dạng ngành nghề, tự định hướng lĩnh vực phù hợp cho bản thân như hoạt động một ngày làm giáo viên; một ngày làm sinh viên… Đối với riêng từng môn học, giáo viên cũng chú trọng để học sinh tiếp cận các lĩnh vực nghề nghiệp gắn với môn học, qua đó định hướng nghề nghiệp cho các em”, thầy Phú cho biết.

Ngày càng thc cht hơn

Ở bậc THPT, công tác hướng nghiệp thường được gắn với các trường đại học thông qua các chương trình tư vấn tuyển sinh, đưa trường đại học đến với người học. Chương trình được xem như hoạt động hướng nghiệp thường niên của các trường THPT, mỗi năm học tổ chức 4-5 lần. Tuy nhiên, khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, hoạt động hướng nghiệp thường niên này cũng đã có nhiều thay đổi, nhằm phù hợp với yêu cầu mục tiêu của chương trình. Cô Nguyễn Thị Thanh Trúc (Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì (TP.Thủ Đức) cho hay, khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường đẩy mạnh sự gắn kết với các trường đại học trong công tác hướng nghiệp, để làm sao tạo môi trường và mang đến cho học sinh những trải nghiệm thực chất nhất về nghề nghiệp, ngành đào tạo, cơ hội việc làm… Nhà trường mời giảng viên đại học về trường chia sẻ về ngành nghề, hướng dẫn học sinh trải nghiệm nghề nghiệp, bên cạnh đó tổ chức các chương trình đưa học sinh đến các trường đại học để được trực tiếp tìm hiểu, trải nghiệm các ngành nghề khác nhau… Từ đó giúp các em có những hình dung cụ thể về những lĩnh vực, ngành nghề đào tạo, cơ hội việc làm, cách tiếp cận ngành học.

Đối với Trường THPT Ten Lơ Man (Q.1), nhà trường mở các chương trình hướng nghiệp theo định hướng của học sinh ở từng lĩnh vực, ngành nghề. Theo đó, ngoài các chương trình tư vấn chung từ các trường đại học, trong hoạt động hướng nghiệp này đều có chương trình tư vấn riêng, học sinh quan tâm đến lĩnh vực, ngành nghề nào sẽ được các chuyên gia hướng nghiệp hỗ trợ, tư vấn để các em hiểu thêm và có định hướng phù hợp. Thầy Nguyễn Hùng Khương (Hiệu trưởng nhà trường) nhìn nhận, với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, công tác hướng nghiệp nếu chỉ làm như trước đây theo yêu cầu của chương trình cũ là không phù hợp. Để định hướng nghề nghiệp cho học sinh hiệu quả, theo đúng các nhóm môn học lựa chọn mà các em đã chọn khi theo học trong chương trình ở bậc THPT thì buộc nhà trường phải đổi mới công tác hướng nghiệp, đa dạng và thực chất.

“Nội dung hướng nghiệp trở thành nội dung bao trùm, xuyên suốt, gắn liền với các hoạt động giáo dục của nhà trường, từ hoạt động dạy học, trải nghiệm, giáo dục kỹ năng… Với từng hoạt động, nhà trường đều chú trọng đến việc học sinh khi tham gia vào hoạt động đó thì được phát triển kỹ năng gì, năng lực gì, lĩnh vực ngành nghề nào. Đặc biệt, thông tin tuyển sinh của các trường đại học ở các nhóm lĩnh vực ngành nghề luôn được nhà trường cập nhật để học sinh kịp thời tiếp cận với các thông tin hướng nghiệp chính thống…”, thầy Khương nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Thành Nam

Bình luận (0)