Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Hướng nghiệp hiệu quả, tỷ lệ bỏ học giảm

Tạp Chí Giáo Dục

Theo đánh giá ca đi din các trưng TC-CĐ ngh, hc sinh đưc hưng nghip t sm thì t l b hc gia chng hoc chuyn sang hc ngành ngh khác gim đáng k.

Hc sinh Trưng THPT Long Trưng (Q.9, TP.HCM) tri nghim ngh k thut chế biến món ăn ti Ngày hi hưng nghip do Trưng CĐ K ngh II t chc

Nhp hc còn phi hưng nghip

Hướng nghiệp cho học sinh sau trung học đã và đang được các trường quan tâm, tổ chức nhằm cung cấp thông tin bổ ích cho việc lựa chọn ngành nghề phù hợp. Ông Nguyễn Khánh Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Quốc tế LILAMA 2) chia sẻ: Hướng nghiệp không chỉ cung cấp cho học sinh cái nhìn tổng quan về từng ngành nghề, định hướng chọn nghề, cơ hội việc làm mà ở đó phụ huynh có thể tận mắt thấy môi trường học tập, thực hành tiên tiến. Dần dà, quan niệm phải cho con vào ĐH, phải làm thầy sẽ thay đổi và hướng con học TC-CĐ nghề. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, hàng năm Trường CĐ Công nghệ Quốc tế LILAMA đều tổ chức ngày hội hướng nghiệp dành cho học sinh, phụ huynh và giáo viên các trường THCS-THPT trên địa bàn. Trong khi đó, TS. Nguyễn Phan Hòa (Hiệu trưởng Trường TC Nhân Đạo) nhìn nhận: Khi được trang bị kiến thức cơ bản về ngành nghề, học sinh sẽ có lựa chọn khá chính xác về ngành nghề nào đó phù hợp với năng lực, sở thích bản thân và điều kiện của gia đình. Điều này góp phần hạn chế tình trạng bỏ học hoặc chuyển đổi ngành nghề sau một thời gian theo học.

Bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương) cũng cho rằng công tác hướng nghiệp tốt sẽ giúp học sinh định hình được ngành nghề để lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, theo bà Thủy, hướng nghiệp phải thực chất, cung cấp khái quát thông tin về ngành nghề, cơ hội học tiếp lên CĐ-ĐH, môi trường thực hành cũng như những nơi sẽ làm việc sau khi ra trường. Không phủ nhận lợi ích của hướng nghiệp nhưng bà Thủy lo ngại hoạt động này còn mang tính phong trào, làm qua loa, chưa thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin của học sinh và phụ huynh.

Nhiều năm nay, việc tổ chức đưa học sinh đến trường tham quan tìm hiểu về môi trường học tập, trang thiết bị đào tạo, thậm chí phối hợp với doanh nghiệp đưa học sinh đến để ít nhiều các em hình dung công việc tương lai thế nào. Bà Thủy khẳng định đây là hoạt động thu hút sự quan tâm của học sinh. Tuy nhiên, hoạt động hướng nghiệp này phải thường xuyên, thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức nhằm tránh nhàm chán, từ đó học sinh mới có hứng thú tham gia, tìm hiểu sâu hơn về các ngành nghề.

“Có nhiu nguyên nhân khiến hc sinh b hc gia chng nhưng nguyên nhân chính là do không đưc hưng nghip”, ông Đng Văn Sáng (Hiu trưng Trưng TC Bách khoa TP.HCM) khng đnh.

Bà Thủy cho biết thêm, khi học sinh đã nhập học, nhà trường còn phải hướng nghiệp. Cụ thể là theo dõi sát học sinh xem năng lực của các em tới đâu, học ngành nghề đó có phù hợp không và lắng nghe chia sẻ của các em để có hướng chuyển sang ngành nghề khác theo nguyện vọng.

ng nghip ch không qung bá

Em Ngô Hoàng Quốc (sinh viên năm 2 ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng) chia sẻ: Ngay từ năm lớp 9, hễ nghe nhà trường thông báo có chương trình hướng nghiệp tổ chức ở các trường trong huyện (Quốc ngụ huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận – PV) là em chuẩn bị câu hỏi liên quan đến ngành nghề mình yêu thích để nhờ tư vấn, giải đáp. Từ đam mê sẵn có cộng với thông tin chuyên gia hướng nghiệp cung cấp là cơ sở để em nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng. “Nhiều bạn học cùng lớp 12 với em chọn đại một ngành nghề, một trường nào đó nay có phân nửa đã bỏ học vì chán, hay không theo kịp chương trình dẫn đến nợ môn…”, Quốc cho biết.

Hiệu trưởng một trường CĐ tại TP.HCM cho rằng hướng nghiệp là một kênh thông tin đến phụ huynh, giáo viên và học sinh nhưng thông tin này là chính sách miễn giảm học phí, về ngành nghề nào có nhu cầu trong tương lai… chứ không phải thông tin quảng bá về hình ảnh của trường. Cùng quan điểm, ông Đặng Văn Sáng (Hiệu trưởng Trường TC Bách khoa TP.HCM) khẳng định có nhiều nguyên nhân khiến học sinh bỏ học giữa chừng nhưng nguyên nhân chính là do không được hướng nghiệp. Thực tế không ít học sinh biết mình không phù hợp với ngành nghề này nhưng vẫn cố theo cho xong, hệ quả là học không ra học, hành không ra hành và tự đánh mất cơ hội việc làm, không có khả năng cạnh tranh ở thị trường lao động.

TS. Bùi Văn Hưng (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) cho biết những năm gần đây có tình trạng người có bằng ĐH-CĐ đăng ký đi học TC hoặc CĐ nghề để mong có việc làm tốt, thu nhập khá hơn. Một phần trong số đó học TC-CĐ nghề để bổ sung chuyên môn và kỹ năng thực hành cho ngành nghề họ đã học, tuy nhiên con số này rất ít, hầu hết là họ muốn chuyển đổi công việc và chọn học nghề hoàn toàn mới, không liên quan đến bằng cấp mà mình đã sở hữu. Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Hưng, là do không có định hướng nghề nghiệp ngay từ đầu. Điều này gây lãng phí thời gian, tài chính và đánh mất cơ hội việc làm của người học.

T.Anh

Bình luận (0)