Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Hướng nghiệp lúc nào là thích hợp?

Tạp Chí Giáo Dục

Theo nhiu chuyên gia, công tác hưng nghip cho hc sinh bt đu t bc THPT hay đến khi hc lp 12 là quá mun. Vy thi đim thích hp nht đng nghip cho hc sinh là khi nào?


TS. Nguyn Th Thu Huyn (Hiu trưng Trưng Song ng quc tế Canada) chia s cùng ph huynh v các câu chuyn hưng nghip cho tr

Càng sm… càng tt

Tại Hội thảo “Hướng nghiệp cho con: Bắt đầu trước khi quá muộn” do Hệ thống Trường quốc tế Canada tổ chức mới đây, chị Huyền Trang (phụ huynh một học sinh lớp 8) băn khoăn: “Lựa chọn nghề nghiệp liên quan đến sở thích, nhưng nếu năng lực của con không có gì đặc biệt thì phụ huynh định hướng cho con như thế nào?”. Tương tự, anh Hùng Cường (phụ huynh một học sinh lớp 9) bày tỏ sự lo lắng khi thấy sở thích của con thay đổi theo thời gian. “Lúc trước, con gái tôi mê truyện Conan nên thích làm cảnh sát điều tra, nhưng sau cháu lại thích làm nhà văn – cháu đang học môn văn rất tốt, là học sinh giỏi văn của trường. Tuy nhiên, nay cháu lại đột ngột muốn chuyển sang môn toán. Trong khi năm nay cháu học lớp 9, cần ổn định mục tiêu hướng nghiệp”, anh Hùng Cường cho biết.

Trước các câu chuyện thực tế này, TS. Nguyễn Thị Thu Huyền (Hiệu trưởng Trường Song ngữ quốc tế Canada) cho rằng, khi trẻ bày tỏ sự yêu thích với nhiều lĩnh vực khác nhau, không có cách nào tốt hơn là phụ huynh cho các em trải nghiệm thực tế với những lĩnh vực đó. Cụ thể, khi trẻ thích làm nghề sáng tạo nội dung trên các nền tảng Youtube, TikTok, nếu có điều kiện phụ huynh hãy đưa trẻ đến gặp những người làm trong lĩnh vực đó để các em hiểu đằng sau sản phẩm, lượt view hàng triệu là những khó khăn gì, phải đối mặt với áp lực nào? Nếu trẻ thích múa, hát hãy cho các em gặp nhạc sĩ, vũ công để họ chia sẻ về môi trường làm việc, năng lực cần có. “Phụ huynh hãy tích cực cho trẻ trải nghiệm và ghi nhận những điều các em yêu thích cũng như năng lực mà các em có. Tất nhiên việc này diễn ra càng sớm càng tốt để các em có thời gian trải nghiệm, suy nghĩ, lựa chọn. Nếu có thể, phụ huynh nên đưa trẻ đến môi trường đó để các em trải nghiệm thực tế”, TS. Thu Huyền cho biết.

TS. Thu Huyền chia sẻ thêm, thực tế nhiều phụ huynh chờ khi trẻ học đến bậc THPT, thậm chí lớp 12 mới bắt đầu nghĩ đến những ngành nghề mà trẻ dự định sẽ học, sẽ làm trong tương lai. Thế nhưng, chính sự thiếu hụt về thời gian chuẩn bị các kiến thức, kỹ năng nền tảng; thiếu hụt thông tin nghề nghiệp đã khiến không ít học sinh không đặt chân vào được các trường ĐH như mục tiêu đặt ra hoặc không theo đuổi được nghề nghiệp như mơ ước. “Có không ít bạn trẻ khi đi làm vẫn loay hoay hoặc gặp “bi kịch” vì không yêu thích công việc, không biết bắt đầu lại từ đâu. Do đó, công tác định hướng nghề nghiệp rất quan trọng và phụ huynh cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm sớm và tôn trọng quyết định của các em. Việc hướng nghiệp là cả một quá trình, phụ huynh nên bắt đầu sớm, có thể từ bậc tiểu học bằng việc cho trẻ những hình dung, ý niệm về các ngành nghề khác nhau và trải nghiệm dần”, TS. Thu Huyền nói.

Thích nhiu th cũng có th là thế mnh

Tại hội thảo, TS. Nguyễn Thị Thu Huyền nhìn nhận, trong câu chuyện định hướng nghề nghiệp cho học sinh, thực tế nhiều phụ huynh bối rối khi sở thích của các em thay đổi theo thời gian. Dù vậy, đây là điều hết sức bình thường. TS. Thu Huyền đưa ra ví dụ từ chính bản thân mình, ban đầu là giảng viên ĐH, sau đó làm điều hành trường học, rồi làm việc trong tổ chức phi chính phủ, cuối cùng lại quay về làm công việc điều hành trường học. “Các bậc phụ huynh hãy hiểu và chấp nhận những mong muốn, sự yêu thích có thể thay đổi theo thời gian của trẻ. Ở bậc tiểu học, trẻ có thể thích làm giáo viên, bác sĩ, nhưng khi lên THCS thì muốn làm phóng viên; đến lớp 11, lớp 12 thì trẻ lại nghĩ khác, có đam mê khác. Điều này hoàn toàn bình thường, thậm chí có thể là thế mạnh. Phụ huynh không cần quá lo lắng, vì kể cả người lớn, khi đi làm chúng ta vẫn có thể thay đổi nghề nghiệp của mình”, TS. Thu Huyền nhìn nhận.


Nhiu ph huynh băn khoăn thi đim hưng nghip cho tr lúc nào là phù hp nht

Theo TS. Thu Huyền, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục học sinh để các em tự quyết định nghề nghiệp trong tương lai của mình trên cơ sở phân tích khoa học: Năng lực của bản thân; sự hứng thú, yêu thích và nhu cầu của thị trường. Quá trình hướng nghiệp bắt đầu từ việc học sinh có ý niệm, suy nghĩ đến việc các em muốn theo một ngành nghề nào đó. Việc này có thể diễn ra từ bậc tiểu học, thông qua các cuộc trò chuyện, chia sẻ hàng ngày với trẻ về những công việc của cha mẹ, người thân… Chung quy lại, trẻ cần biết những phẩm chất, tài năng, giá trị mà các em có và mong muốn theo đuổi. “Trẻ sống tình cảm, hài hước, lạc quan cũng là thế mạnh. Từng có phụ huynh kể rằng cảm thấy rất lo khi con mình không biết lo xa, tới đâu thì tới, sống hời hợt, nhưng thực ra đó cũng là một điểm mạnh. Với tính cách như vậy, trẻ có thể thích nghi với những thay đổi, vững vàng trước khó khăn, thử thách”, TS. Thu Huyền phân tích. Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng nhắc đến tình huống phụ huynh và trẻ xung đột khi ngành nghề các em chọn không như mong muốn cũng như định hướng của cha mẹ. Đây cũng là một “bài toán” thường gặp phải của các gia đình. Trong các tình huống này, bà cho rằng sự cam kết, trách nhiệm của trẻ khi lựa chọn thì phụ huynh có thể yên tâm và tôn trọng quyết định của trẻ. “60-70% nghề nghiệp đang tồn tại hiện nay có thể biến mất trong 20 năm tới. Những điều chúng ta tin tưởng là lựa chọn đúng trong hôm nay chưa chắc đã đúng trong tương lai. Thực tế, nhiều phụ huynh hay áp đặt trẻ chọn ngành nghề A, B… khi thấy bạn bè, mọi người xung quanh làm những ngành nghề đó và có thu nhập cao, có địa vị trong xã hội. Sở thích có thể thay đổi nhưng khi đã yêu thích, dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thì sở thích đó đã trở thành đam mê. Nếu trẻ có đam mê với ngành nghề nào đó, đã biết những khó khăn, áp lực, mặt trái của nghề mà vẫn yêu thích và quyết tâm theo đuổi thì phụ huynh có thể tin tưởng. Đến lúc này, phụ huynh nên tôn trọng lựa chọn của trẻ”, TS. Thu Huyền nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)