Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Hướng nghiệp trong mùa dịch: Phải thay đổi cách tiếp cận và tổ chức hoạt động

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh còn la chn ngành theo cm tính ngành hot, lương cao, d xin vic, trưng đi hc tp trên. Thm chí 15% hc sinh THPT còn la chn ngành ngh theo kiu “tính sau”, “ti đâu hay ti đó”… Vì vy, hưng nghip cho hc sinh trong thi đim dch Covid-19 đòi hi ngưi dy k năng tâm huyết nhiu hơn, trưc hết phi giúp hc sinh nhn thc rõ đưc bn thân.


Điu quan trng nht khi hưng nghip cho hc sinh là phi giúp ngưi hc nhn thc rõ v bn thân

Giúp hc sinh nhn thc đưc bn thân

56% học sinh không có sở thích cố định, thích quá nhiều thứ hoặc không biết mình thích gì; chưa tìm hiểu về ngành nghề hoặc đã nghĩ tới ngành, trường nhất định nhưng còn phân vân, chưa quyết định… là kết quả khảo sát mức độ nhận thức hướng nghiệp của học sinh THPT do một tổ chức hướng nghiệp thực hiện mới đây.

Kết quả khảo sát còn cho thấy, 29% học sinh dù đã có sở thích về ngành, trường nhưng chưa tìm hiểu kỹ hoặc còn lựa chọn theo cảm tính ngành hot, lương cao, dễ xin việc, trường đại học tốp trên. Học sinh còn thiếu thông tin về ngành vì thông tin trên internet chỉ mang tính chung chung. Đặc biệt, cũng theo khảo sát, có tới 15% học sinh THPT còn lựa chọn ngành nghề theo kiểu “tính sau”, “tới đâu hay tới đó”, không quan tâm tới tương lai, không có sở thích.

Ông Ngô Thành Nam, thành viên Cộng đồng giáo viên sáng tạo Việt Nam chia sẻ, ở giai đoạn trước, khái niệm “định hướng nghề nghiệp” bị nhiều phụ huynh phớt lờ bởi suy nghĩ con chọn nghề theo truyền thống gia đình, thực hiện ước mơ của bố mẹ hoặc không đậu trường này thì học trường kia. Ngày nay, nhờ sự phát triển sâu rộng của công nghệ và truyền thông, phụ huynh đã quan tâm hơn đến việc định hướng nghề nghiệp cho con khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông.

“Phụ huynh đã quan tâm hơn song thực tế các trường phổ thông mới chỉ tập trung vào việc giúp học sinh nhận thức về nghề nghiệp, chưa quan tâm đúng mức đến việc giúp các em nhận thức rõ về bản thân – bước tiền đề quan trọng trước khi các em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp”, ông Nam thẳng thắn.

Theo ông Ngô Thanh Nam, để giúp người học xây dựng được lộ trình định hướng nghề nghiệp phù hợp, trước hết nhà trường cần giúp học sinh nhận thức được bản thân thông qua việc giúp các em trả lời được những câu hỏi như: tôi là ai?; tôi đang ở đâu?; tôi muốn trở thành người như thế nào? Kế đó, là giúp các em nhận thức được về nghề nghiệp khi các em trả lời được các câu hỏi: tôi sẽ chọn ngành gì?; tôi sẽ làm việc gì?; Các thông tin về kinh tế, xã hội trong và ngoài nước ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của tôi như thế nào?…

Sau cùng, nhà trường cần giúp người học hoạch định ra được kế hoạch nghề nghiệp khi xác định được mục tiêu nghề nghiệp; tạo cơ hội nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp.

Chia sẻ thêm về phương pháp hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường, chuyên gia giáo dục Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh, để lựa chọn được công việc phù hợp với năng lực và sở thích, học sinh phải trả lời được 4 câu hỏi: việc gì mình thích; việc gì có thể làm tốt; việc gì xã hội cần và việc gì mang lại thu nhập cho bản thân. Cả 4 yếu tố nói trên đều không mang tính cố định mà liên tục thay đổi theo thời gian, yêu cầu của xã hội cũng như đòi hỏi của công việc.

Theo chuyên gia này kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp người học cần được trang bị càng sớm càng tốt. Thực tế, học sinh mới chỉ đánh giá năng lực và sở trường của bản thân chủ yếu qua khía cạnh các môn học. Trong khi thực tiễn công việc lại đòi hỏi thêm nhiều kỹ năng giải quyết vấn đề trước các tình huống cụ thể. Muốn vậy, ngay từ trường phổ thông, học sinh phải được mở rộng trải nghiệm nghề nghiệp thông qua tham gia câu lạc bộ trong trường học, dự án học tập, các hoạt động xã hội, thiện nguyện hay việc làm thêm bán thời gian phù hợp lứa tuổi…

“Trên hết, để nâng cao chất lượng hướng nghiệp ở các trường phổ thông, mang đến cho học sinh nhiều hơn nữa trải nghiệm nghề nghiệp thì các hoạt động hướng nghiệp ở trường phổ thông cần được kết hợp đa dạng nhiều hình thức như tham quan trải nghiệm, kết nối trường học với doanh nghiệp tạo ra hệ sinh thái hướng nghiệp, kéo học sinh tham gia vào các dự án nghề nghiệp”, bà Nguyễn Thị Thu Hà phân tích.

Thay đi cách tiếp cn và t chc hot đng hưng nghip

Trong hội thảo nâng cao năng lực tổ chức hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh năm học 2021-2022 do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức mới đây, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu khẳng định, trong từng thời điểm và bối cảnh xã hội, trường học có hình thức tổ chức hoạt động hướng nghiệp phù hợp, đem lại hiệu quả cho học sinh.

Với giai đoạn hiện nay, bản thân giáo viên phải thay đổi cách tiếp cận và tổ chức các hoạt động hướng nghiệp nhằm trang bị toàn diện kiến thức, kỹ năng lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh, tránh việc lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức của người học nếu chọn lựa nghề nghiệp không phù hợp.

Ông Lê Duy Tân – Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD-ĐT TP cho rằng, khi dạy và học phải bằng hình thức trực tuyến, nếu giáo viên vẫn bám vào cách làm cũ như bê nguyên xi giáo án dạy học trực tiếp để tổ chức tiết học trực tuyến sẽ không đáp ứng nhu cầu tìm hiểu kiến thức của người học. Tương tự, nếu phương pháp, cách thức hướng nghiệp cho học sinh vẫn “cũ kỹ” như khi dạy và học trực tiếp thì không thể thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh.

“Hướng nghiệp cho học sinh ở thời điểm hiện tại đòi hỏi người dạy kỹ năng và tâm huyết nhiều hơn. Lúc này, bản thân giáo viên đang gặp thử thách nghề nghiệp. Đây vừa là thử thách song cũng là cơ hội để qua đó giáo viên biết cách chuẩn bị kỹ năng, tâm lý cho học sinh vượt qua khủng hoảng trong lựa chọn nghề nghiệp”.


Nhiu thách thc khi hưng nghip cho hc sinh trong dch bnh

Từ thực tế hỗ trợ công tác hướng nghiệp ở nhiều trường học, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM đánh giá, dịch bệnh đã gây cản trở, khó khăn cho các hoạt động hướng nghiệp nhưng lại là tiền đề phát huy tính chủ động, trách nhiệm của người học và cơ sở giáo dục.

Nếu các năm học trước, hoạt động hướng nghiệp ở trường học chủ yếu tập trung vào việc phát tờ rơi quảng cáo, người học tiếp cận thông tin nhiều nhưng không sâu. Nội dung các buổi tư vấn hướng nghiệp theo hình thức tập trung ở sân trường, chưa có hiệu quả cao do các trường đại học chủ yếu giới thiệu ngành đào tạo mũi nhọn của mình, hoạt động tư vấn gói gọn trong thời gian ngắn. Trong khi hệ thống đào tạo nghề nghiệp hiện nay của thành phố khá rộng, khối đào tạo trung cấp chiếm tỷ trọng khá cao nhưng chưa có nhiều kênh tiếp cận người học.

Theo ông Tuấn, trong dịch bệnh, hoạt động hướng nghiệp được chuyển sang hình thức trực tuyến. Với hình thức này học sinh đã đặt câu hỏi thực tế hơn, đi sâu vào những trải nghiệm thực tế nghề nghiệp. Đặc biệt, công tác tư vấn hướng nghiệp của các đơn vị trường ĐH cũng linh hoạt và đa dạng, đáp ứng nhiều hơn đòi hỏi của người học.

Yến Khương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)