Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Hướng nghiệp và quan niệm “nhất nghệ tinh…”

Tạp Chí Giáo Dục

Hi nh, tôi đưc ba tôi k chuyn vng quân Trn Nguyên Hãn (1390-1429). Là tôn tht nhà Trn, ln lên khi ngôi báu ca dòng h mình đã rơi vào tay H Quý Ly, sau đó đt nưc b gic Minh xâm chiếm và đô h. Trn Nguyên Hãn sm nuôi chí phc quc nên ông thưng quan sát quân tình ca gic đ có kế sách lâu dài.

Hc sinh Trưng THPT Trn Quang Khi (TP.HCM) hi các chuyên gia thông tin v ngành ngh  trong chương trình hưng nghip do Báo Giáo dc TP.HCM t chc năm 2018. Ảnh: T.An

Để tiện bề đi lại và làm việc thu thập tin tức, ông giả làm người bán dầu. Một lần đi qua một trạm gác của quân Minh, chúng bắt ông lại để tra xét. Ông vẫn điềm tĩnh bảo mình chỉ là người đi buôn thôi, không biết gì đến chính sự, quân tình. Bọn giặc hồ nghi, tìm cách kiểm tra xem ông có phải là người bán dầu thực sự không, bằng cách bắt ông rót dầu qua lỗ của đồng tiền xem dầu có đổ ra ngoài không. Rất bình tĩnh và khéo léo, ông nhẹ nhàng rót dầu đi xuyên qua cái lỗ nhỏ đó, vốn thường được dùng để xỏ xâu đeo tiền trong người, làm quân giặc phải cho ông đi…

Tôi hiểu ba kể câu chuyện này vừa mang ý gợi cho tôi về những câu chuyện lịch sử nước nhà vừa nhắc nhở tôi khi làm việc gì cũng phải chú tâm, ráng làm cho thành thạo. Lớn lên, tôi hiểu rằng, chuyện ông kể còn gắn với lời đúc kết của cha ông truyền lại là “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” hay “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Ông Trần Nguyên Hãn đương nhiên không xem công việc bán dầu là một nghề, cũng không sống chết với nó, nhưng khi ông đã hành nghề đó thì đã rèn luyện kỹ lưỡng để thực sự thành thục với từng động tác của nó. Sự thông thạo của ông khiến cho cặp mắt cú vọ của giặc phải thất vọng vì không thể ghép ông vào tội gì được, bởi chỉ cần một chút nghi ngờ, chúng có thể giết ông ngay, với phương châm thường xuyên được vận dụng là “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”…

“Nhất nghệ tinh…” thực sự nên là một quan niệm nghiêm túc về nghề nghiệp mà mọi người nên học tập, vận dụng. Nhiều người hay xem nghề nghiệp là công việc mà mình làm để kiếm sống trong một lúc nào đó chứ chưa xem sự thuần thục, thông thạo là một yếu tố mà mình cần rèn luyện với nghề đó. Tức là, họ chưa chú trọng đúng mức của các kỹ năng quan trọng trong nghề, cũng có nghĩa là chưa “sống chết” với nghề. Mà nếu không rèn các kỹ năng thành kỹ xảo thì sẽ khó đạt năng suất và hiệu quả công việc cao được. Giả sử một nhân viên ngân hàng “tinh” với nghề thì anh ta hoặc cô ta sẽ rèn được những kỹ năng mà người khác không có được, như cầm một xấp tiền và đoán được gần đúng số tiền đó, cầm một tờ tiền thì biết được tờ đó có phải là tiền giả hay không, cầm tờ tiền không nhìn cũng biết được tờ tiền đó mệnh giá bao nhiêu… Nhiều người nói đó là sự “nhạy cảm” nghề nghiệp, tức là khi công việc trở nên quá thường xuyên, quen thuộc thì sẽ sinh ra nhạy cảm đó. Thực ra yếu tố “quen” thôi là chưa đủ, mà phải có sự để tâm đến nó trong mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Cũng tương tự như vậy, nhiều người nói đến “cảm giác bóng” của cầu thủ, nhưng liệu anh ta có “cảm giác” được hay không khi chẳng thường xuyên tập luyện ở nhiều bài, nhiều tình huống?

Hc sinh hc TC ngành điu dưng trong gi thc hành. Ảnh: T.Tri

Để có được sự “tinh” đó, một người phải gắn bó với nghề một cách trọn vẹn, tức là trong thời gian làm nghề đó, anh ta không được phân tâm quá nhiều vào các nghề khác. Thử hình dung, một người làm nghề cầu thủ mà anh ta còn đi bán bảo hiểm, cứ sau giờ tập hoặc giờ thi đấu thì tranh thủ mời đồng đội, người hâm mộ, kể cả đối thủ, nghe giới thiệu về bảo hiểm, tham gia các hợp đồng… thì anh lấy đâu ra tâm trí, thời gian để tập luyện cho “tinh” cái nghề của mình? Và như vậy, công việc bán bảo hiểm của anh ta cũng khó mà thành công được. Tất nhiên sẽ có những nghề “gần nhau” thì người ta có thể đồng thời luyện sự “tinh” ở cả những nghề đó, nhưng cũng cần gắn với một năng lực nhất định chứ không phải ai cũng làm được.

Gn bó vi ngh và yêu ngh không phi lúc nào cũng trùng khp nhau. Gn bó là ý thc trách nhim, còn yêu là tình cm; trong nhiu trưng hp, ý thc trách nhim quan trng hơn tình cm, có th ngưi ta không thích ngh đó nhưng khi làm thì “cho ra làm”, vy là rt quý ri.

Gắn bó với nghề và yêu nghề không phải lúc nào cũng trùng khớp nhau. Gắn bó là ý thức trách nhiệm, còn yêu là tình cảm; trong nhiều trường hợp, ý thức trách nhiệm quan trọng hơn tình cảm, có thể người ta không thích nghề đó nhưng khi làm thì “cho ra làm”, vậy là rất quý rồi. Nhưng cũng có không ít người vì từ yêu nghề nên hết lòng hết sức về nghề, tận tâm, tận trí, tận lực với nghề; điều này thực sự là rất đáng trân trọng. Một người từ nhỏ vì yêu quý người thầy của mình mà quyết tâm theo nghề giáo, đi dạy bằng sự đam mê, tâm huyết, luôn hết lòng, hết trách nhiệm với công việc, với học trò thì hẳn sẽ gắn bó dài lâu với nghề, trừ những biến cố bất chợt mà thôi. Còn ngược lại, một người vì ba mẹ ép buộc đi theo nghề thầy thuốc nhưng bản thân anh ta ngại thấy máu hoặc các chất dịch cơ thể, thì nhiều khả năng cả quá trình học và hành nghề của mình, anh ta chỉ làm “lớt phớt”, khó mà có trách nhiệm đầy đủ, khó thể hiện được tinh thần “lương y phải như từ mẫu”, tức là anh không gắn bó mà cũng chẳng yêu nghề, thật khó mà thành công với nghề được.

Thấm nhuần quan điểm “nhất nghệ tinh” rất có ý nghĩa trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái, cho giới trẻ. Đó là chỉ nên làm một hoặc một vài nghề cùng lúc thôi và cố gắng gắn bó với nó, trừ khi không thể theo đuổi được nữa thì mới chuyển sang nghề khác, nhưng cũng không được thể hiện tâm thế “đứng núi này trông núi nọ”. Đó là chỉ nên chọn nghề mình có thể làm tốt được (năng lực, thể chất, tính cách, điều kiện cụ thể…), còn yếu tố yêu thích nên xếp thứ hai; vì một nghề mình làm tốt thì có nhiều khả năng sẽ tinh thông với nó, tức là sẽ có thể thành công với nó, trong khi đó, không phải nghề nào mình yêu thích thì cũng có thể làm tốt được. Đó là đừng chạy theo các nghề “thời thượng”, vì nếu qua “thời thượng” rồi sẽ rất dễ bị hụt hẫng, bị thất nghiệp; do đó cũng nên trở lại ý trên là tốt nhất. Đó là không nên ép uổng con cái theo một nghề mà chúng không có tố chất, không phù hợp, không yêu thích, vì khi đó chúng sẽ rất khó “tinh” được!

Trúc Giang

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)