Sự kiện giáo dục

Hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc toàn thành phố

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

TP.HCM va t chc hi tho v ch đ trưng hc hnh phúc. Ti đây, các cán b qun lý giáo dc, ging viên và giáo viên trên đa bàn thành ph đã trao đi, nêu ý kiến đ làm rõ nét hơn v trưng hc hnh phúc, sao cho phù hp nht vi đc thù ca TP.HCM.


Nhiu gii pháp v xây dng trưng hc hnh phúc đưc các chuyên gia, nhà qun lý giáo dc đưa ra ti hi tho

Xây dng trưng hc hnh phúc là s mnh thiêng liêng

TS. Nguyễn Thị Xuân Yến (Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) nhìn nhận, trường học hạnh phúc không phải là một mô hình, một khái niệm mà là sự vận hành của việc xây dựng trường học. Trường học hạnh phúc không khác gì với trường học thân thiện – đây là cái lõi để giáo viên làm chủ, kiên định hơn với công việc của mình. Khi xây dựng trường học hạnh phúc thì yếu tố con người là cực kỳ quan trọng, cần quan tâm đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Khi có năng lực nghề nghiệp thì mới tự tin nghề nghiệp.

Với riêng giáo viên tiểu học tại TP.HCM, theo TS. Nguyễn Thị Xuân Yến, có 10 tiêu chí đánh giá năng lực nghề nghiệp khi xây dựng trường học hạnh phúc, bao gồm: Thể hiện cảm xúc tích cực; phân tích được tâm lý học sinh; tư vấn, hỗ trợ học sinh; xây dựng và tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục; quản lý học sinh; xây dựng, tổ chức và tham gia hoạt động chuyên môn; xây dựng và chủ động thực hiện kế hoạch cá nhân; quản lý cảm xúc của chính mình và của học sinh trong mọi hoàn cảnh; xây dựng kế hoạch và chủ động chăm sóc sức khỏe tâm thần, thể chất của chính mình và của học sinh; quảng bá mô hình trường học hạnh phúc. “Chọn mô hình nào, bộ tiêu chí nào để xây dựng trường học hạnh phúc không thể chủ quan, hay áp dụng một cách đại trà theo các mô hình thế giới mà cần dựa trên cơ sở, trong đó có năng lực nghề nghiệp, phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên để nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp là điều quan trọng nhất”, TS. Nguyễn Thị Xuân Yến nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS. Phạm Thị Thúy (Phó Trưởng khoa Quản lý Kinh tế xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia, Phân viện tại TP.HCM) cho hay, mô hình trường học hạnh phúc đã có từ rất lâu, đó là khi thầy cô yêu nghề, yêu học sinh. Khi bước vào nhà vệ sinh trong trường có tiếng nhạc nhẹ nhàng, góc cầu thang có khu đọc sách dễ thương, thư viện với những bàn ghế phù hợp.

TS. Phạm Thị Thúy nêu rõ: Chúng ta nên bắt đầu xây dựng trường học hạnh phúc bằng cách quan tâm học sinh muốn gì, thầy cô muốn gì. Bắt đầu từ việc lắng nghe, xây dựng những trải nghiệm đơn giản, có như thế mới xây dựng được trường học hạnh phúc. Mặc dù vậy, không nên gây áp lực cho thầy cô, không nên hành chính hóa mà để thầy cô cảm nhận, lựa chọn… TS. Phạm Thị Thúy cho biết, thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho thấy, tại Việt Nam hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. “Mỗi nhà trường, khi xây dựng trường học hạnh phúc khiến mỗi học sinh học được kỹ năng sống hạnh phúc, chính là trường học đang trang bị nội lực mạnh mẽ, vững vàng cho học sinh, giúp các em không còn là những bông tuyết mà sẽ là những ngọn núi đứng vững trước thử thách của cuộc sống, xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì vậy, xây dựng trường học hạnh phúc là sứ mệnh thiêng liêng, cấp thiết của ngành giáo dục, của mỗi nhà quản lý trường học, mỗi thầy cô trong xã hội hiện nay. Quá trình đó cần sự chung tay góp sức của cả xã hội”, TS. Phạm Thị Thúy khẳng định.

Trưng hc hnh phúc đy mnh giáo dc toàn din

Ông Dương Trí Dũng (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) đánh giá, hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia, thầy cô giáo để chúng ta thống nhất với nhau về cách xây dựng trường học hạnh phúc. Có tiêu chí là cơ sở, dựa vào đấy chúng ta sẽ tổ chức rộng khắp TP.HCM. 100% các trường sẽ được tổ chức thực hiện, nhưng trước mắt thí điểm trước vài trường. “Việc xây dựng trường học hạnh phúc sẽ mang tới lợi ích cho người học, người quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn TP.HCM. Làm sao cho chúng ta mỗi ngày đến trường sẽ hạnh phúc hơn. Hỗ trợ công tác giáo dục toàn diện, đẩy mạnh giáo dục trong trường học của TP.HCM với những tiêu chí cụ thể”, ông Dương Trí Dũng cho biết.

TS. Phạm Thị Thúy gợi ý, khi xây dựng trường học hạnh phúc, nhà trường có thể áp dụng các giải pháp: Giảm áp lực cho thầy và trò, giúp dạy vui – học vui; tạo nhiều hoạt động xây dựng trường học hạnh phúc trên 3 giá trị: yêu thương – an toàn – tôn trọng; làm tốt công tác tham vấn tâm lý học đường, lắng nghe thấu hiểu, chia sẻ những vấn đề của giáo viên, phụ huynh, học sinh; tập huấn phương pháp kỹ năng sư phạm giúp giáo viên tạo nên những giờ học hạnh phúc…

Vai trò quan trng ca ngưi đng đu

Từ thực tiễn triển khai xây dựng trường học hạnh phúc, trong đó giảm tải áp lực học tập cho học sinh, giúp học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui, Trường THCS Linh Đông (TP.Thủ Đức) còn gặp nhiều khó khăn: Một bộ phận giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp dạy học; một bộ phận phụ huynh chưa nắm bắt kịp thời thông tin về đổi mới dạy học hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc; cơ sở vật chất nhà trường xuống cấp sau 20 năm sử dụng; đặc biệt, sĩ số học sinh/lớp khá đông, nhất là khối lớp 6 với gần 50 em/lớp khiến cho hiệu quả làm việc nhóm và công tác quản lý nhóm học chưa đạt như mong muốn. Để tháo bỏ những rào cản đó, tiến tới xây dựng trường học hạnh phúc, đại diện Trường THCS Linh Đông cho biết, nhà trường tập trung vào 3 giải pháp chính: Môi trường nhà trường, chương trình dạy học và hoạt động giáo dục, các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường; đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học và hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm gắn với thực tiễn; xây dựng và phát triển các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường.

Trong khi đó, cô Đỗ Thị Mỹ Hòa (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Triệu Thị Trinh, Q.10) nhìn nhận, xây dựng mô hình trường học hạnh phúc có thật sự đáp ứng đầy đủ các tiêu chí hay không là do sự mạnh dạn, sáng tạo của lãnh đạo đơn vị; là phải xây dựng được một tập thể đoàn kết, đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm, làm nền tảng vững chắc cùng nhau hoàn thành các hoạt động giáo dục trong nhà trường; phát huy tinh thần dân chủ tập trung trong nhà trường; thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng… “Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm đúng mức đến đội ngũ, làm việc công tâm, phân công lao động công bằng, phù hợp với khả năng từng đối tượng. Luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, biết khích lệ giáo viên, nhân viên có được cảm giác thoải mái, yên tâm trong công tác, thực hiện tốt việc nâng cao các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện ý thức tự học, tự rèn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…”, cô Đỗ Thị Mỹ Hòa chia sẻ.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)