Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Hút thuốc lá: Bỏ tiền để mua cái… chết

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Qu phòng chng tác hi thuc lá, ti Vit Nam, khong 40.000 ngưi t vong/năm vì các bnh có liên quan đến thuc lá. T chc Y tế thế gii (WHO) d báo t năm 2030 s tăng lên 70.000 ngưi t vong/năm nếu các bin pháp phòng chng tác hi thuc lá không đưc thc hin hiu qu


Mt công nhân hút thuc lá sau gi tan ca

Ngày càng nhiu ngưi tr hút thuc lá

Có đến 25 căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá như: đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Đặc biệt là bệnh ung thư phổi – tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá lên đến 96,8%.

Tác hại không chỉ đến từ thuốc lá truyền thống mà còn đến từ các loại thuốc lá mới (gồm: thuốc lá điện tử có nicotine, thuốc lá điện tử không chứa nicotine, thuốc lá nung nóng và nhóm sản phẩm hỗn hợp).

ThS.BS Nguyễn Tuấn Lâm – Văn phòng đại diện WHO tại Việt Nam – cho biết: “Thuốc lá mới cũng chứa nhiều chất độc giống như thuốc lá truyền thống, gây ra nhiều tác hại cấp tính như hội chứng tổn thương phổi cấp, tổn thương nhu mô phổi, viêm phổi. Thậm chí có nhiều loại hương vị khác nhau của thuốc lá mới có nguy cơ cho sức khỏe như hương vị E-cigarettes làm tổn thương não, tim, phổi, đại tràng…”.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người lớn và nam giới hút thuốc cao nhất trong khu vực; nằm trong số 15 quốc gia sử dụng thuốc lá cao nhất thế giới. Ước tính Việt Nam hiện có khoảng 15,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên đang hút thuốc lá, trong đó 14,8 triệu người là nam. Đáng lo ngại là tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới trong giới trẻ khá cao.

ThS. Trần Thị Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế – cho biết, theo kết quả điều tra sức khỏe học sinh Việt Nam năm 2019 do Trường Y tế công cộng thực hiện, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trong học sinh 13-17 tuổi trên phạm vi cả nước là 2,6%. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới ở các TP có xu hướng tăng, nhất là đối tượng học sinh, sinh viên, giới trẻ. Tại TP.HCM và Hà Nội, năm 2020, tỷ lệ thanh thiếu niên 15-24 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử khá cao – tỷ lệ chung 7,3%, trong đó nam giới là 9,1%, nữ giới là 4,6%.

Theo TS. Angela Pratt – Trưởng đại diện văn phòng WHO tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá mới đều không an toàn, rất nguy hiểm đối với sức khỏe của thanh thiếu niên. Các bằng chứng hiện có đều chỉ ra rằng tỷ lệ sử dụng đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân do những sản phẩm này chứa hàm lượng lớn nicotine – một chất gây nghiện mạnh.

“Nicotine ảnh hưởng đến trí nhớ, mức độ chú ý, khả năng tập trung, học tập và tác động rất tiêu cực đến tâm trạng người dùng. Các sản phẩm này được thiết kế và bày bán trên thị trường với màu sắc, hương vị và bao bì hấp dẫn để thu hút giới trẻ, dẫn dụ giới trẻ vào con đường nghiện nicotine và biến họ trở thành khách hàng suốt đời”, TS. Angela Pratt  nói.

Chi phí khám cha bnh vì thuc lá chiếm khong 1% GDP

Theo Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, năm 2020, người dân bỏ ra khoảng 49.000 tỷ đồng để mua thuốc lá. Chi phí điều trị 5 nhóm bệnh ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa, hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra khoảng 1% GDP tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc giảm số người sử dụng thuốc lá không hề đơn giản. Bởi Việt Nam chưa có quy định về việc cấp phép quản lý điểm bán hàng; thuốc lá bán khắp nơi; nhiều hình thức quảng cáo sản phẩm trên mạng internet; cảnh báo sức khỏe trên bao bì sản phẩm thuốc lá từ năm 2013 đến nay vẫn chưa thay đổi; những hoạt động can thiệp của các công ty thuốc lá đa quốc gia ngày càng mở rộng với nhiều hình thức…

Đáng chú ý, mức thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp so với khu vực ASEAN (chỉ cao hơn Campuchia, Lào và Myanmar) và rất thấp so với các nước phát triển. Từ đầu năm 2019 đến nay mức thuế là 75% giá xuất xưởng, tương đương 38,8% giá bán lẻ.

“Tác động của tỷ lệ thuế 70-75% lên thay đổi giá bán lẻ cho một bao thuốc giá 10 ngàn đồng là 292 đồng, bao thuốc 20 ngàn đồng là 583 đồng. Với tỷ lệ thuế như vậy, giá mỗi gói thuốc lá vẫn rất thấp, dễ gây chuyển giá từ khâu sản xuất sang khâu phân phối. Thị trường sản phẩm quá đa dạng, nhiều loại thuốc rẻ tiền giúp người mua dễ dàng lựa chọn”, ông Đào Thế Sơn – Trường ĐH Thương mại – cho hay.

Theo mục tiêu Chương trình sức khỏe Việt Nam, phấn đấu đến năm 2025 giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành từ 42,3% hiện nay xuống 37%; giảm xuống 32% vào năm 2030.

TS. Angela Pratt cho rằng, phải có những nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu này. Một trong những cách hiệu quả nhất là tăng giá thuốc lá thông qua việc tăng thuế thuốc lá.

“Giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ đến mức khó tin, đồng nghĩa với việc giá cả không phải là rào cản đối với giới trẻ trong việc hình thành thói quen hút thuốc lá. Cần thay đổi điều này và làm cho việc bắt đầu cũng như tiếp tục hút thuốc ở người trẻ trở nên khó khăn hơn. Tăng thuế thuốc lá sẽ là cách nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất để đạt được điều này”, TS. Angela Pratt nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Sơn cho rằng, thuế là biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả nhất. Theo khuyến cáo của WHO, cần tăng thuế thuốc lá lên 70% giá bán lẻ sản phẩm thay vì 38,8% như hiện nay. Năm 2021 có 47 nước đã áp dụng giá bán lẻ là cơ sở tính thuế, kết quả có tác động giảm tiêu dùng tốt hơn. Có thể nói để đạt được mục tiêu Chương trình sức khỏe quốc gia, bên cạnh tỷ lệ thuế 75% giá xuất xưởng cần bổ sung thuế tuyệt đối ở mức 5.000 đồng/bao thuốc lá vào năm 2023, cứ mỗi 2 năm lại tăng thêm 5.000 đồng/bao…

“Với mức tăng thuế đủ lớn sẽ giảm được số người hút thuốc, giảm bệnh tật, tử vong. Số người hút thuốc lá giảm sẽ giảm chi phí y tế tương ứng”, ông Sơn khẳng định.

Phú Cát

 

Bình luận (0)