Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Huy Hoàng vượt khó để “huy hoàng”

Tạp Chí Giáo Dục

“Không phi ai ct tiếng khóc chào đi cũng may mn đưc sng đ đy trong vòng tay yêu thương ca cha m. Có nhng phn đi kém may mn, mình cũng nm trong s y. Nhưng cái chính là ngh lc đt qua!”. Đó là tâm tư ca anh Nguyn Huy Hoàng (SN 1980), phưng Ni Hiên Đông (qun Sơn Trà, TP.Đà Nng).

T mt đa tr bơ vơ trên bến cá, Nguyn Huy Hoàng đã vưt lên khó khăn, có cuc sng n đnh bng ngh lc và nim tin ca mình. Ảnh: P.V.Y

1. Căn nhà nhỏ của Nguyễn Huy Hoàng bên đường Lê Phụ Trần (phường Nại Hiên Đông) quanh năm rộn rã tiếng đục cưa. Những tay thợ miệt mài làm ra cạnh những sản phẩm gỗ được chạm khảm tinh tế cho khách thập phương. Anh Hoàng nói: “Cũng nhờ có nghề chạm khảm được học trong những tháng năm ở Trung tâm bảo trợ trẻ đường phố mà nuôi sống cả gia đình và tạo điều kiện thêm cho nhiều anh em khó khăn có công ăn việc làm”.

Sinh ra không biết mặt cha, 5 tuổi, vì cuộc sống khốn khó, mẹ Hoàng phải bất bạt đi làm thuê tận miền Nam. Hoàng ở lại với bà ngoại trong ngôi nhà nghèo gần bến cá thuộc phường An Hải Đông (quận Sơn Trà). Học hết lớp 3, Hoàng bỏ học, theo lũ bạn cùng xóm ra bến cá gần nhà bà ngoại để xách nước thuê cho người ta rửa cá. Tiền công mỗi buổi làm được trả 200 đồng, chừng ấy đủ cho một bữa ăn sáng, có khi người ta trả cho một mớ cá nhỏ đem về phụ ngoại thêm vào bữa ăn. Cuộc đời Hoàng cứ trôi qua như vậy. Đầu trần, chân đất, mịt mờ tương lai. Cho đến một ngày vào năm 13 tuổi, cậu cùng nhiều đứa trẻ khác trên bến cá này được nhận vào Trung tâm Bảo trợ trẻ em đường phố. Hoàng nhớ lại: “Đó là năm 1993. Ở được một thời gian, không quen nề nếp, nhiều bạn trốn về nhưng mình thì vẫn quyết ở lại. Hôm nào buồn mà nhớ má thì ra sân ngước mắt lên trời nhìn ngôi sao cháy xẹt qua như cách một đứa trẻ gửi đi nỗi nhớ rồi lặng lẽ vào ngủ. Thi thoảng cuối tuần xin bố mẹ nuôi về thăm bà ngoại”.

2. Ở trung tâm, Hoàng được học lại chương trình lớp 3. Lên cấp 2, ngoài giờ học chữ, Hoàng được đi học chạm khảm. Đến lớp 11, Hoàng xin nghỉ học hẳn để theo đuổi nghề. “Mình xác định khi lượng kiến thức vừa đủ thì chọn luôn một cái nghề vững vàng để lập nghiệp nên theo học nghề chạm”, Hoàng nói. Ngày trưởng thành Hoàng rời trung tâm mang theo cái nghề chạm khảm trên gỗ đã học được để ra đời lập nghiệp. Cũng năm đó, bà ngoại bán ngôi nhà chia cho hai mẹ con Hoàng một ít hồi môn. Trong khi cùng trang lứa, nhiều người có tiền luôn sẵn sàng đi mua những chiếc xe máy xịn về chạy thì Hoàng lặng lẽ theo cậu ruột đi mua một lô đất. Ít lâu sau thầy dạy nghề của anh đứng ra mua chịu cho vật liệu xây nhà. Rồi Hoàng đón má về ở chung, cưới vợ, sinh 2 đứa con ngoan và lập nghiệp bằng nghề chạm khảm. “Cuộc đời tôi từ ngày ấy cứ lật tiếp những trang mới. Không còn cái cảnh chật vật làm thuê nhếch nhác hay xa mẹ nữa”, Hoàng trải lòng. Rồi cách đây mấy năm, khu nhà Hoàng ở thuộc diện giải tỏa, Hoàng đưa gia đình về cất một mái nhà ở phường Nại Hiên Đông. Nhà không rộng nhưng ấm cúng bởi tình cảm mẹ con, bà cháu sau bao năm bất bạt vì kế mưu sinh nay được đoàn tụ.

Tay nghề khéo được nhiều người tìm đến đặt hàng, căn nhà của Hoàng không khi nào ngớt tiếng đục cưa. Nhiều anh em từng chung cảnh khốn khó được Hoàng đưa tay ra giúp đỡ. Hoàng nhận những em có hoàn cảnh đặc biệt để truyền nghề, tạo việc làm. Cùng với đó, anh tham gia vào CLB Hy vọng xanh do những anh em từng lớn lên ở Trung tâm Bảo trợ trẻ em đường phố thành lập. Hoàng chung tay bằng cách kêu gọi mạnh thường quân, ai hỗ trợ gì anh nhận thứ đó, về phân loại ra rồi góp một ít tiền từ công sức của mình để chia sẻ khó khăn với những người cùng cảnh.

3. Hơn 21 năm gắn bó với nghề, Hoàng đã gầy dựng được cơ nghiệp bằng tay nghề vững vàng, nhiều khách hàng biết đến. Dù chưa thực sự dư dả trong cuộc sống nhưng anh vẫn đau đáu một nỗi lòng về sự giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, đồng cảnh ngộ. Hoàng nói: “Cuộc đời mình nếu không được bố mẹ nuôi bảo bọc ở Trung tâm Bảo trợ trẻ em đường phố, thì có lẽ đến bây giờ chưa chắc có được chốn nương thân ấm cúng và hạnh phúc như thế này. Vì vậy mình muốn góp chút công sức để giúp đỡ lại hoàn cảnh khác và sẵn sàng hỗ trợ họ theo nghề của mình nếu các em có nhu cầu”.

Bước qua tuổi 38, Nguyễn Huy Hoàng đã có một mái ấm hạnh phúc, có tay nghề chạm trổ trên gỗ với thu nhập ổn định cùng một ý chí vượt khó và một tấm lòng nhân ái luôn hướng về người khó khăn. Cuộc đời anh như một cuốn sách, sang trang mới là một chuyện hay được viết nên bằng sự nỗ lực và khát khao về một cuộc sống bình dị. “Cuộc sống đâu đó vẫn có nhiều người thiệt thòi hơn mình mà họ vẫn vượt qua. Khó khăn nào cũng dần khắc phục được, chỉ cần có niềm tin!”, Hoàng nhắn nhủ.

Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)