Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Huyền bí và kỳ vĩ tháp cổ Chăm Pa

Tạp Chí Giáo Dục

T ngn ngun lch s, ngưi Chăm đã song hành cùng dân tc đi qua nhng thăng trm thi cuc, đ li mt di sn văn hóa vô giá, phong phú và đc sc. Ni bt nht là “chui ngc quý” tháp c Chăm Pa đng sng sng uy nghi trưc phong ba ca thi gian, nm ri rác t ven bin lên đến Tây Nguyên, sut dc di đt min Trung thân yêu ca nưc ta, làm nao lòng du khách đến tham quan: “Tháp Chăm ôm p yêu thương/ K đi ngưi đến bn phương nao lòng…”.


Tháp Đôi  Bình Đnh thu hút khách du lch khám phá

Bc thy trong ngh thut kiến trúc và điêu khc gch

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 50 đền tháp Chăm. Chính kỹ thuật xây bằng gạch với những ngọn tháp có tuổi thọ cả nghìn năm, sừng sững cùng thời gian đã trở thành một loại hình kiến trúc “độc nhất vô nhị” trên thế giới. Nó thực sự là một bí ẩn, luôn là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu khoa học và nghệ thuật. Có thể nói, nếu như những đền tháp khác trong khu vực, như AngkorVat, Bayon ở Campuchia hay đền Borobudur ở Indonesia,  tháp Sanchi ở Ấn Độ… thường được làm bằng đá thì tháp cổ Chăm Pa lại được làm bằng gạch nung, một loại chất liệu đòi hỏi về tính kỹ thuật cao, bởi phải qua nhều công đoạn, làm chủ được đất và lửa để tạo nên những viên gạch như ý. Hơn nữa, các hoa văn được chạm khắc, gọt đẽo ngay trên gạch, cũng là một điều hiếm thấy trong kỹ thuật xây dựng và kiến trúc. Và điều đặc biệt, cho đến hôm nay, những màu gạch trải qua nhiều thế kỷ vẫn đỏ tươi như mới ngày nào.

Không phải ngẫu nhiên, tháp Chăm được các nhà nghiên cứu thừa nhận về độ tinh tế và mỹ thuật. B.Broslier trong cuốn Indochine Carefour des arts (Pris 1961) nhận xét: “Về cấu trúc, tháp Chăm đẹp hơn tháp Khmer, sở dĩ như vậy là do họ (người Chăm) giữ được ý thức về chất liệu (gạch) và biết tôn trọng bản chất của nó, trong khi đó người Khmer có xu hướng dựng lên một khối bằng bất cứ vật liệu nào rồi chạm khắc lên. Nghệ thuật kiến trúc Chăm cân bằng, có nhịp điệu và sáng sủa hơn, nó tạo cho tháp Chăm một vẻ đẹp không thể bỏ qua”. Từ thế kỷ V-VI, sử sách Trung Hoa đã phải công nhận người Chăm là bậc thầy trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc gạch. Thật vậy, điều kỳ diệu là, các tòa tháp Chăm cao sừng sững được làm từ những viên gạch đỏ chồng khít lên nhau, nhưng lại không thấy mạch hồ, hay chất kết dính. Đó là một kỳ tích và huyền thoại, khiến cho các giả thuyết về sự kết dính của các viên gạch luôn có nhiều điều thú vị. Nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh đã từng viết: “Cũng là công trình kiến trúc bằng gạch thì tuổi thọ kéo dài nhiều lắm 1 thế kỷ. Các đền tháp Chăm Pa hiện còn bây giờ đều có tuổi 7, 8 trăm năm, thậm chí hơn 1 nghìn tuổi. Chúng ta nhìn vào các đền tháp, thấy rõ ràng người ta xây bằng gạch, nhưng chúng ta cảm thấy hình như giữa các viên gạch không có mạch, lấy dao tích vào cũng không lạch được vào mạch xây. Trên các tường gạch ấy, người ta chạm những hoa văn, hình người rất tinh tế. Kỹ thuật xây gạch liền sát như thế, chạm trên gạch, chắc chỉ có Chăm Pa mới có, khu vực Đông Nam Á không có, thậm chí trên thế giới không có”. Các chuyên gia Ba Lan cho rằng, người Chăm dùng gạch nung sẵn rồi gắn với nhau bằng vữa đất sét, sau đó toàn bộ được nung lại. Một số nhà nghiên cứu khác thì nêu ra giả thuyết người Chăm đã dùng keo chiết từ thực vật (như cây bàn chải + mật mía hoặc nhựa cây dầu rái) để dán các viên gạch với nhau. Những kết quả khám phá nghiên cứu gần đây lại cho thấy người Chăm đã sử dụng kết hợp một số biện pháp kỹ thuật khác nhau để xây tháp, họ đưa đến kết luận: cũng chất đất sét thông thường ấy, người xưa đã nhào nặn, đã chế biến để những viên gạch mang những bí ẩn mà gạch ngày nay không thể có.


Tác gi bên tháp Bà Ponagar (Nha Trang)

Không chỉ vậy, sự tinh tế của các tháp Chăm còn thể hiện ở vô số những hình chạm khắc tỉ mỉ trau chuốt do nghệ nhân đục đẽo trực tiếp lên tường tháp đã được xây sẵn, không thể vì một sai sót mà phá đi xây lại được. Hoàn toàn có lý khi Parmentier nhận xét: “Người Chăm chạm gạch như chạm gỗ, đẽo đá như đẽo gỗ”.

Ta sáng trong nn văn minh nhân loi

Đưc tham gia vào nhng chuyến du lch đến thưng ngon, chiêm ngưng, khám phá các đn tháp Chăm c kính trong nhp th ca đương đi, bt gp ánh x nn văn hóa c vn lp lánh, vén dn nhng lp bi ca thi gian, chúng tôi cm nhn rng, “chui ngc” tháp Chăm tht s chiếm mt v trí xng đáng trong nn văn hóa dân tc và ta sáng trong nn văn hóa nhân loi.

Tháng 12-1999, quần thể di tích thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với những giá trị tuyệt tác, vượt thời gian của mình, đã mang văn hóa Chăm Pa đến gần hơn với nhân loại. Văn hóa Chăm Pa là một nền văn hóa lớn, độc đáo, mang bản sắc riêng, có nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử văn hóa dân tộc và tỏa sáng đến ngày nay. Cũng như các tộc người khác, người Chăm có một nền kiến trúc được xây dựng và phát triển khá đa dạng trên nhiều loại hình theo suốt chiều dài lịch sử. Do biến động của thời cuộc, sự can thiệp của tự nhiên cho đến nay hầu hết các kiến trúc chỉ để lại dấu vết, những mảnh vụn quá khứ như hệ thống móng, vật liệu xây dựng, trang trí kiến trúc. Nhưng điều may mắn nhất kiến trúc Chăm Pa còn để lại là hệ thống kiến trúc đền tháp tôn giáo khá đặc sắc trên nhiều vùng miền với niên đại kéo dài trong lịch sử. Kiến trúc tháp cổ Chăm Pa là loại hình độc đáo, có đời sống tinh thần riêng, được xây dựng theo một mô hình riêng, kỹ thuật riêng đặc sắc.

Theo TS. Đinh Bá Hòa, xét về hình dáng, phần lớn các tháp Chăm đều có hình ngọn núi (Sikhara), trên các góc có các tháp nhỏ ứng với đỉnh núi nhỏ. Tuy kiến trúc núi có nguồn gốc truyền thuyết từ Ấn Độ nhưng với người Chăm, chúng lại biểu tượng cho thiên nhiên miền Trung trùng điệp núi non và phản ánh đúng chất dương tính trong tính cách bản địa của văn hóa Chăm (núi = dương). Chất dương tính này còn bộc lộ rõ ở những tháp mô phỏng hình sinh thực khí nam. Bên cạnh tháp chính hình ngọn núi, còn có tháp có mái cong hình thuyền (tháp Bánh Ít) – dấu hiệu đặc thù trong kiến trúc nhà cửa cư dân Đông Nam Á. Như vậy, từ chỗ vay mượn dạng Sikhara Ấn Độ, tháp Chăm đã đi đến chỗ hòa quyện và phối kết khá nhiều sáng tạo mang dấu ấn của tính cách bản địa Chăm và văn hóa nông nghiệp khu vực. Hầu hết tháp Chăm đều là lăng mộ thờ vua. Ngoài ra, tháp Chăm còn là đền thờ thần bảo trợ của nhà vua. Do tính chất lăng mộ và đền thờ nên nội thất tháp Chăm rất chật hẹp, chỉ có chỗ cho các pháp sư hành lễ chứ không phải là nơi cho các tín đồ hội tụ và cầu nguyện.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)