Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Huyền thoại lịch sử trên núi Dũng Quyết

Tạp Chí Giáo Dục

Gi đu bên dòng sông Lam thơ mng, Phưng Hoàng Trung Đô chn v trí cao nht ca núi Dũng Quyết đ to nên mt kinh thành vng chãi cho đi quân Tây Sơn trên đưng tiến quân ra Bc. Đây mãi mãi là nim t hào hơn 230 năm lch s ca ngưi dân Ngh An.


Toàn cnh Phưng Hoàng Trung Đô

Gi hn vào mch đt t Hoan Châu

Trên đường đi từ Hà Tĩnh ra, phóng tầm mắt nhìn sang bên kia tả ngạn sông Lam, núi Dũng Quyết đứng sừng sững đẹp như ngọn hải đăng canh giữ tiền tiêu cho phía Nam đất Nghệ. Trước đây chỉ mới nghe danh, ít ai biết rằng ngọn núi cao nhất TP.Vinh ôm trọn trong mình một di tích lịch sử đậm chất anh hùng ca được mang tên Phượng Hoàng Trung Đô (còn gọi là đền thờ Quang Trung hoàng đế). Nhiều năm gần đây, con đường quanh co rợp bóng thông trên ngọn núi Dũng Quyết đã in dấu bước chân của hàng ngàn du khách từ nhiều nơi về đây tham quan. Cứ đi qua một khúc cua của con đường, chúng tôi càng được phóng tầm mắt xa hơn. Khi mặt trời vừa nhô lên khỏi mặt biển, buổi sáng trời trong xanh như một người thợ chụp hình đưa cả vào khung máy một vùng non nước xứ Nghệ vô cùng ngoạn mục. Nhìn về phía bình minh, dòng Lam giang điệu đà uốn mình dệt thành dải lụa màu xanh lơ trải dài ra cửa Hội. Cầu Bến Thủy như chiếc lược cài trên mái tóc ngày đêm đứng ngắm nhìn tàu bè tấp nập qua lại. Huyền thoại một trăm con chim phượng hoàng đi tìm tổ ấm vẫn còn trong lời ru của gió. Phải chăng đó là nguồn cảm hứng để vị anh hùng áo vải Quang Trung đặt tên cho kinh thành là Phượng Hoàng Trung Đô. Xa hơn nữa các ngọn Lam Thành, Thiên Nhẫn, Đại Huệ, Đô Cấm, Đại Hải… cùng nhau gìn giữ trong mình những báu vật linh thiêng về văn hóa và lịch sử.

Đoàn cựu giáo viên chúng tôi men theo các bậc đá để lên được đỉnh núi. PGS.TS Nguyễn Văn Tứ – Trường ĐH Vinh đi cùng giới thiệu, con đường uốn lượn này có 81 bậc đá bề ngang áng chừng 10 người cầm tay nhau đi cũng đủ. Tới cổng tứ trụ, một vườn hoa đủ màu chia con đường đi thành hai lối đi vào quần thể kiến trúc nhiều hạng mục. Được anh Dương Xuân Hồng – Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Phú, Nghi Lộc – TP.Vinh là “chủ nhà” vừa thắp nhang xong giới thiệu, khách mới biết nghi môn, nhà bái, tả vu, hữu vu, tiền điện, chính điện. Nhiều người đến tận nơi để nhìn mới thấy các công trình rường cột lấy gỗ lim làm chủ đạo với họa tiết tinh xảo, mái ngói hình mũi hài giữ lại nét rêu phong cổ kính. 


Ngưi dân thp hương trưc đn th Quang Trung hoàng đế

Theo lịch sử trong văn tịch, tại đây vua Quang Trung đã tập trung 10 vạn quân trước khi tiến ra Bắc để giành lại thành Thăng Long đang bị quân Thanh xâm chiếm. Ngôi thành dự định xây dựng để thay thế kinh đô Phú Xuân, được đặt tên theo ý nghĩa phượng hoàng, một loài chim trong truyền thuyết. Trung Đô còn có ý nghĩa là kinh đô nằm giữa vùng lãnh thổ do Quang Trung kiểm soát.

Oai hùng tiếng vng lch s

Trường ĐH Vinh chỉ cách núi Dũng Quyết khoảng 2 cây số. Nhiều người đã lên đây ngắm cảnh, nhất là mùa lũ năm 1977, từng đoàn sinh viên phải đốt đuốc hành quân lên núi để qua bên kia cứu đê Hưng Lợi, thế mà không biết ngọn núi thân thương này ẩn chứa trong lòng bao dấu ấn của thời đại. Vì thế đến hôm nay nhiều cựu sinh viên đã lấy làm tiếc vì đã có một thời gian dài chưa hiểu hết bề dày lịch sử của kinh thành Phượng Hoàng Trung Đô, trong đó có nhiều bạn có hộ khẩu gốc tại núi Hồng sông Lam. Hãy cho lịch sử lên tiếng để những bài học về truyền thống không còn là phế tích lãng quên hay mãi chỉ nằm trong sách vở. 

Tm nhìn chiến lưc tuyt vi ca Quang Trung mt ln na đã khng đnh hơn qua vic chn Ngh An đ xây dng Phưng Hoàng Trung Đô. Hoàng đế như mun gi hn mình vào đt t Hoan Châu. Đây cũng là du mc quan trng đ xây nên b phóng hình thành và phát trin TP.Vinh sau này. Ngày 28 tháng 4 năm 1998, B Văn hóa Thông tin đã ra Quyết đnh s 313 công nhn Phưng Hoàng Trung Đô là Di tích cp quc gia. Nhng phế tích ca kinh thành cũ đã đưc tôn to mang mt giá tr và tm cao mi v văn hóa và lch s.

Dù muộn còn hơn không, một ngày trèo lên đỉnh núi, cả đoàn đã có thêm một bài học lớn lao về lịch sử địa phương, một lần nữa càng thêm ngưỡng vọng thiên tài quân sự kiệt xuất Nguyễn Huệ. Tên tuổi của người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ – Quang Trung mãi mãi khắc ghi trong tâm khảm của người dân Việt Nam. Năm 2018, trên mảnh đất TP đỏ đã diễn ra sự kiện trọng đại Lễ kỷ niệm 230 năm Phượng Hoàng Trung Đô, 10 năm TP.Vinh đô thị loại 1. Trong làn khói tỏa trầm mặc của chính điện, người dân như thấy thấp thoáng đâu đó bóng dáng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ – Quang Trung cũng về chung vui trên đất tổ Hoan Châu với nụ cười mãn nguyện.

Ngày nay, Phượng Hoàng Trung Đô có thể được coi là trái tim của TP.Vinh. Nơi đây còn in dấu chân tranh đấu của công nhân nhà máy điện Bến Thủy, những cuộc bãi công của thợ thuyền Trường Thi trong phong trào Xô Viết rực lửa anh hùng. Với những giá trị văn hóa, lịch sử giàu ý nghĩa, Phượng Hoàng Trung Đô là tiếng vọng thời gian oai hùng lưu lại cho các thế hệ sau một huyền thoại thú vị về người anh hùng dân tộc áo vải cờ đào. Cùng với các danh lam thắng cảnh khác của quê hương, Phượng Hoàng Trung Đô mãi là niềm tự hào của người dân TP.Vinh nói riêng và xứ Nghệ nói chung.

Nguyn Hoàng Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)