Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Hy vọng hồi sinh Châu Hương Viên

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vic Ch tch UBND tnh Tha Thiên – Huế – Phan Ngc Th đến kim tra và ch đo các đơn v liên quan xác đnh li chính xác din tích Châu Hương Viên ti s 355, đưng Nguyn Sinh Cung, TP.Huế. Đng thi nghiên cu, kho sát, đánh giá li toàn b công trình đ sm có phương án trùng tu đã đem li nim vui cho ngưi dân nơi đây…

Qua hơn 60 năm vng bóng ngưi trông nom, Châu Hương Viên đã xung cp, cn đưc khôi phc sm

Nơi ca mt nhà thơ, danh nhân

Người Huế biết đến Châu Hương Viên không phải vì nơi đây từng là tư thất của một viên quan lớn. Họ nhớ đến Châu Hương Viên bởi lời ca tiếng hát ấm tình của nhà thơ, danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị – người có nhiều công lao đóng góp to lớn cho dòng ca Huế thính phòng.

Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Bình. Ông là con nhà dòng dõi vương tôn. Tốt nghiệp Trường Quốc học Huế, năm 1909, ông đỗ cử nhân Hán học và được bổ nhiệm các chức Tri huyện, Tri phủ, Bố chánh Hà Tĩnh. Từ năm 1940-1945, ông được bầu làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ. Năm 1943, ông được phong Hiệp tá Đại học sĩ. Sau khi Ưng Bình Thúc Giạ Thị rời chốn quan trường, trở về sống đời sống thanh bình trong Châu Hương Viên bên dòng sông Hương thơ mộng, nơi đây trở thành điểm hội ngộ của những tao nhân, mặc khách say mê ca hát, ngâm thơ. Châu Hương Viên là thi đàn của “Hương Bình thi xã”, hội ngộ nhiều nghệ sĩ tài hoa. Còn chủ nhân của chốn ấy từng sáng tác hàng ngàn bài thơ viết bằng tiếng Việt, hàng trăm bài thơ chữ Hán, hàng trăm câu hò điệu lý. Đặc biệt, ông còn sáng tác vở tuồng nổi tiếng Lộ Địch (dựa theo Le Cid của nhà văn Pháp P.Corneille)… Không chỉ thế, Ưng Bình Thúc Giạ Thị còn viết cho loại hình âm nhạc được xem là di sản văn hóa của nhân loại, đó là ca Huế thính phòng. Chính ông là người đưa nghệ thuật diễn xướng dân gian vào ca Huế, được xem như là thủ lĩnh trong việc chấn hưng và lan tỏa sức sống của ca Huế suốt một thời gian dài tại Châu Hương Viên.

Năm 1961, Ưng Bình Thúc Giạ Thị qua đời, Châu Hương Viên được giao lại cho các con của ông quản lý. Đến năm 1968, các con ông chuyển vào TP.HCM sinh sống. Từ đó Châu Hương Viên vắng người chăm sóc, trông coi. Gần 60 năm qua, ngôi nhà rường ba gian hai chái năm xưa yên bình giữa bốn bề không gian cây trái, luôn vang điệu hò, tiếng hát như gợi lên hồn cốt xứ Huế bên bờ sông Hương (nay thuộc đường Nguyễn Sinh Cung, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) dần rơi vào vắng lặng và gần như quên lãng. Thời gian và mưa nắng khiến căn nhà trở nên mục rã, mối mọt xuất hiện khắp nơi. Không gian vườn tược dần bị xâm lấn bởi những căn nhà bê tông xung quanh. Chính giữa ngôi nhà, chỉ còn một cái bàn thờ được dựng tạm để đặt di ảnh làm nơi hương khói cho ông. Ai đã từng biết đến một Châu Hương Viên năm xưa giờ đến đây không khỏi xót xa trước cảnh hoang tàn đổ nát đó.

Tin vui cho ngưi dân Huế

Đã có lần, gia đình các con của ông có ý nguyện tặng Châu Hương Viên cho tỉnh Thừa Thiên – Huế để làm địa chỉ văn hóa truyền thống, nhà lưu niệm. Tuy nhiên kể từ sau khi bị bỏ hoang, nơi này đã bị nhiều hộ dân xung quanh xâm lấn làm nhà ở nên việc di dời giải tỏa các hộ dân này gặp khó khăn.

Trước tình trạng đó, ông Phan Ngọc Thọ – Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đến thăm Châu Hương Viên. Tại đây, ông Phan Ngọc Thọ đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương xác định lại chính xác diện tích Châu Hương Viên; đồng thời nghiên cứu, khảo sát, đánh giá lại toàn bộ công trình để sớm có phương án trùng tu phù hợp nhằm khôi phục một địa chỉ văn hóa bị xuống cấp. Ông Phan Ngọc Thọ cũng cho biết thêm, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có nhiều chính sách, quan tâm đẩy mạnh tu bổ nhiều công trình trọng điểm có giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc tiêu biểu. Tuy nhiên đây là việc làm lâu dài và đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn. Thời gian tới tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn thể nhân dân giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa. Đồng thời, huy động nguồn xã hội hóa từ nhân dân để tu bổ, tôn tạo các di tích.

Đây là tin vui với người Huế, những ai yêu Huế, nhất là những nghệ sĩ theo dòng ca Huế thính phòng. Nếu Châu Hương Viên được tôn tạo, phục hồi sẽ trở thành địa chỉ sinh hoạt của các CLB thơ, các chương trình biểu diễn ca Huế… Nhìn xa hơn, Huế sẽ có thêm một điểm đến trên hành trình tour tuyến đưa khách du lịch đến tham quan cố đô.

Bài, ảnh: Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)