Hội nhậpThế giới 24h

IMF và WB đã lỗi thời?

Tạp Chí Giáo Dục

Tại diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Thủ tướng Anh Golden Brown cho rằng, các tổ chức toàn cầu (như IMF và WB) được tạo dựng từ 60 năm trước đã trở nên lỗi thời với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại. 

Thủ tướng Anh Golden Brown đã lên tiếng kêu gọi các lãnh đạo thế giới đưa ra các giải pháp cải cách các tổ chức tài chính thế giới, ngăn chặn sự lặp lại các tình huống tương tự dẫn tới khủng hoảng tài chính hiện tại. Theo ông, các lãnh đạo sẽ thất bại nếu họ không dựa trên thực tế của cuộc khủng hoảng này để xây dựng một nền kinh tế trưởng thành hơn.

Ông cũng cho rằng thế giới cần một hiệp định Bretton Woods mới như trong hội nghị 1944 khi thế giới quyết định đặt nền móng cho trật tự kinh tế thời hậu chiến thứ II bằng việc sáng lập ra Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB). "Chúng ta phải táo bạo hơn và sáng tạo hơn."- ông Brown nói – "Chúng ta muốn tạo một xã hội toàn cầu. Nhưng chúng ta cần phải có các tổ chức toàn cầu hoạt động và vấn đề đặt ra là các tổ chức chúng ta đã tạo dựng cách đây 60 năm đã trở nên lỗi thời”.

Trong hội nghị G20 vào tháng 8 ông Brown cũng phát biểu rằng các chính phủ cũng đang nỗ lực giải quyết khủng hoảng tài chính mang tính chất toàn cầu đầu tiên. Ông nói: "Không có một kinh nghiệm rõ ràng nào để giúp chúng ta giải quyết vấn đề hiện nay. Thực tế chúng ta đang phải học hỏi để tìm cách giải quyết những vấn đề mới.”

Ông Brown tin rằng việc vực dậy niềm tin trong hệ thống tài chính là rất cần thiết và ông cũng nêu cao lời kêu gọi của thống đốc Đức ông Angela Merkel về việc thành lập hệ thống quy định toàn cầu nhằm hạn chế những trường hợp quá độ và tắc trách trước mắt. Theo ông: "Trong tiếng Latin, từ tín dụng có nghĩa tương tự với từ niềm tin và sự tin tưởng, do đó đây là khủng hoảng niềm tin vào hệ thống ngân hàng. Chúng ta phải tái xây dựng các nguyên tắc chung mà mỗi người nhậy cảm nhất cũng có thể ủng hộ."

Lĩnh vực ngân hàng Anh đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng này và chính phủ nước này cũng đã phải can thiệp giải cứu khá nhiều trường hợp ngân hàng điển hình là Northern Rock và Royal Bank of Scotland. Tuy nhiên, ông Brown cũng nói rằng cần phải có sự hợp tác trong nỗ lực quốc tế để vực dậy các ngân hàng và đưa hoạt động cho vay của các ngân hàng trở lại bình thường và ông cũng lên tiếng cảnh báo rằng các nước đang phát triển sẽ bị thiệt hại nếu rút tín dụng và đầu tư. "Các nước nghèo nhất là các nước sẽ trải qua tình trạng tồi tệ nhất nếu chúng ta không thực hiện bất cứ hành động gì." – Ông nói – "Họ sẽ thiếu vốn và không ai sẽ đầu tư vào."

Trong khi đó, ông Brown gạt bỏ lời kêu gọi của chính phủ Anh trong việc hành động bảo vệ giá trị đồng Bảng Anh khi đang rơi vào tình trạng sụt giảm giá trị so với Euro và USD trong những tuần gần đây do những lo sợ về tình hình phát triển kinh tế của Anh.

Bùi Huyền (dddn)

 

 

 

 

 

Bình luận (0)