Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Kẽ hở

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Ở Malaysia, muốn tuyển dụng LĐ nước ngoài, chủ sử dụng LĐ phải đăng ký với Bộ Nguồn nhân lực để được cấp phép. Sau khi có giấy phép, chủ sử dụng LĐ sẽ ủy quyền tuyển dụng cho các đại lý LĐ (công ty môi giới LĐ)

Các công ty này sẽ hợp tác với DN XKLĐ để xúc tiến hợp đồng. Những người đăng ký thông qua DN XKLĐ sau khi trúng tuyển sẽ được ký  hợp đồng và được công ty môi giới làm các thủ tục để được cấp callingvisa – một loại giấy tờ xác nhận được tuyển dụng và làm việc hợp pháp.
Sau khi có callingvisa cùng các giấy tờ liên quan, trong đó bắt buộc phải có chứng chỉ nghề CE (giống như yêu cầu về bằng cấp đối với LĐ nước ngoài vào VN), Cục Nhập cư Malaysia sẽ cấp visa cho LĐ. Trong một tháng sau khi nhập cảnh, người nước ngoài sẽ được khám lại sức khỏe và  làm thẻ cư trú (giống thẻ CMND ở nước ta). Người có thẻ này được thừa nhận là LĐ nước ngoài hợp pháp.
Ở các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, việc cấp visa theo mục đích LĐ và việc quản lý cấp thẻ sau khi nhập cảnh cũng hết sức chặt chẽ. Riêng các quốc gia Trung Đông, quy định còn khắt khe hơn, bắt buộc LĐ nước ngoài phải có giấy phép LĐ trước khi nhập cảnh, được cấp cùng lúc với visa LĐ.
Trong khi đó, việc quản lý LĐ nước ngoài tại VN vô cùng lỏng lẻo. Thật khó tin khi quản lý LĐ nước ngoài tại VN dựa trên tính chủ động chấp hành pháp luật của DN và bản thân LĐ đó, theo như báo cáo của Sở LĐ-TB-XH TPHCM.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu DN và LĐ nước ngoài không chấp hành pháp luật hoặc cố tình lờ các quy định thì quản lý Nhà nước đứng ngoài cuộc. Vướng mắc từ quy định, cơ chế phối hợp quản lý, xử lý chế tài không nghiêm đã, đang và sẽ tạo ra những kẽ hở để LĐ nước ngoài vào VN làm “chui” gia tăng.

 
Duy Quốc (NLD)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)