Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Kế hoạch 50 nghìn tỷ USD biến sa mạc Trái đất thành hàng triệu ốc đảo

Tạp Chí Giáo Dục

Một kế hoạch gây tranh cãi nhằm ngăn biến đổi khí hậu bằng cách nhấn chìm sa mạc trong nước, tạo thành hàng triệu ốc đảo nhân tạo.
Theo Daily Mail, công ty đầu tư mạo hiểm Y Combinator nhắc đến kế hoạch nhấn chìm sa mạc trên Trái đất trong nước, tạo môi trường sống cho sinh vật phù du và hấp thụ khí CO2.
Công ty Y Combinator muốn biến sa mạc trên Trái đất thành hàng triệu ốc đảo.
Công ty Y Combinator muốn biến sa mạc trên Trái đất thành hàng triệu ốc đảo.
Dự án táo bạo trên ước tính tiêu tốn tới 50 nghìn tỷ USD. Dự án hứng “bão” chỉ trích từ các nhà khoa học vì không thực tế và có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Để nhấn chìm sa mạc trong nước, Y Combinator đề xuất sử dụng máy bơm công nghiệp, vận chuyển hàng nghìn tỷ m3 nước đến các hồ chứa sâu 2 mét.
Các hồ chứa này tạo thành nơi phát triển cho sinh vật phù du, giúp làm giảm hiệu ứng khí thải nhà kính và “tạo hệ sinh thái mới”, Y Combinator tuyên bố.
“Với nguồn nước đã được khử muối, khu vực sa mạc xung quanh sẽ được biến đổi để làm nơi gieo trồng và cung cấp nước sạch cho cộng đồng dân cư”.
Các ốc đảo đóng vai trò tạo ra hệ sinh thái mới, giúp hấp thụ khí CO2 và làm giảm hiệu ứng nhà kính.
Các ốc đảo đóng vai trò tạo ra hệ sinh thái mới, giúp hấp thụ khí CO2 và làm giảm hiệu ứng nhà kính.
“Các ốc đảo này được kiểm soát, theo dõi đặc biệt và an toàn hơn nhiều so với đại dương”. Y Combinator nói 4,5 triệu ốc đảo nhân tạo sẽ có thể hấp thụ 41 nghìn tấn CO2 hoặc hơn mức khí thải hiện nay.
Y Combinator thừa nhận có nhiều thách thức để đưa dự án này trở thành hiện thực. Điển hình là việc duy trì nước trên sa mạc.
Thay đổi hệ sinh thái sa mạc cũng làm ảnh hưởng đến nguồn sống của các sinh vật bản địa. “Đó không phải là cách giải quyết vấn đề. Mà chỉ thay thế bằng các vấn đề khác”, chuyên gia Katherine Mackey đến từ Đại học California nói.
Y Combinator nói họ đã lường trước các rủi ro nhưng địa điểm triển khai là sa mạc, vốn hầu như không có người hay động vật sinh sống, nên “sẽ hạn chế” hậu quả.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)