Kế hoạch kích thích tài chính của Tân Tổng thống Barack Obama đang vấp phải nhiều ý kiến ngờ vực từ các nhà phê bình thuộc Đảng bảo thủ.
Ông Obama đang đưa ra một chương trình chi tiêu lớn vào việc xây dựng lại các cơ sở hạ tầng cho đất nước nằm trong một loạt các sáng kiến kích thích phát triển nền kinh tế đang suy thoái. Các nhà kinh tế hàng đầu thuộc Đảng Bảo thủ – những người ủng hộ cho những đợt cắt giảm thuế cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư với nỗ lực kéo nền kinh tế khỏi suy thoái – cho rằng kế hoạch này dễ bị thất bại vì về lâu dài những dự án như vậy cần bơm tiền vào cho lưu thông của nền kinh tế Mỹ. Ngay cả số ít những người ủng hộ cho kế hoạch kích thích kinh tế của ông Obama cũng không khỏi đặt ra câu hỏi rằng liệu gói cứu trợ lớn như vậy (có thế ở mức 500 tỷ USD )có đủ tác động nhanh chóng để cứu vãn nền kinh tế đang kiệt quệ hay không và họ còn lo sợ rằng kế hoạch đó sẽ tạo ra đợt lạm phát mới do cung tiền lưu thông lớn.
Các cố vấn của ông Barack Obama đang nghiên cứu về khoản kích thích này với sự tập trung chủ yếu vào việc xây dựng lại các cơ sở vật chất lớn quy mô lớn nhằm cung cấp những việc làm cần thiết và thu nhập cho những người thất nghiệp. Ông Obama đã từng nhấn mạnh cam kết của mình trong việc “tạo hay cứu vãn” 2,5 triệu việc làm, phần lớn bằng việc tạo ra các đầu tư lớn nhất trong cơ sở hạ tầng của quốc gia kể từ công trình về hệ thống đường cao tốc liên bang từ những năm 1950. Tuy nhiên ông Jason Furman – nhà cố vấn kinh tế chủ chốt của ông Obama cho biết đã có những nghiên cứu về tính hiệu quả của các khoản chi tiêu cho kích thích kinh tế và việc chi tiêu cho các cơ sơ hạ tầng là những lựa chọn kém hiệu quả hơn cho việc khởi động lại bánh xe kinh tế. Các khoản chi tiêu nhằm tới việc tái xây dựng các đường cao tốc, cầu, đường sắt và các dự án cơ sở vật chất công cộng khác có thế là ít hiệu quả hơn trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế. Ông nói: “Do chúng không tạo ra sự kích thích đúng lúc hay do có sự không chắc chắn trong quản lý và kinh tế về cách thức hoạt động của gói kích thích này.” Các khoản chi tiêu cho các công trình công cộng có thể tạo ra một cú híc quan trọng cho phát triển lâu dài. Tuy nhiên ông Furman cũng lo sợ chúng sẽ nảy sinh thêm một gói kích thích ngắn hạn đáng kể.
Các cuộc phỏng vấn với các nhà kinh tế khác cũng đưa ra các nghi vấn tương tự về các khoản chi tiêu nhằm kích thích nền kinh tế bằng việc rót tiền vào các công trình công cộng và các chương trình dịch vụ xã hội khác. Ông John Cogan – nhà phân tích kinh tế và chính trị tại viện Huvor của trường đại học Standford phát biểu “ Tôi không tin nó sẽ hoạt động. Việc chi tiêu cho cơ sở vật chất không phải là cách hiệu qủa để khởi động lại bánh xe kinh tế đang suy yếu.” Là một cố vấn tài chính hàng đầu cho cả Reagan và chính quyền của cựu tổng thống Bush ông cũng cho biết thêm “Các cơ quan của chính phủ cần có thời gian để đánh giá các dự án thay thế, kiểm soát đúng mực nhằm đảm bảo rằng khỏan tiền đó được sử dụng một cách triệt để và ký các hợp đồng. Lượng tiền chi tiêu càng lớn thì càng mất nhiều thời gian để hoàn lại.”
Bùi Huyền (dddn)
Bình luận (0)