Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Kênh rạch “chết” dần vì rác

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

TP.HCM có hơn 2.000km kênh rch, tuy nhiên theo các chuyên gia, ưc tính có khong 20% s đó đã và đang “chết” do rác  đng. 


Rác ti Rch Đa (Q.7 và Nhà Bè)

Tốc độ đô thị hóa nhanh cộng với tăng dân số cơ học, TP.HCM đang đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh, trong đó nổi cộm là ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở khu ven và trên kênh rạch – nơi tạm cư của những hộ gia đình lao động nghèo. Ngập nước, ô nhiễm, dịch bệnh… là hệ quả của thói quen xấu – xả rác trực tiếp ra kênh rạch.

Nhiu kênh rch có nguy cơ b “xóa s

Với hơn 30 năm kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường thủy cung cấp cho các vựa, chợ lớn nhỏ khắp Sài Gòn, ông Lê Anh Tuấn (Q.Tân Bình) khẳng định, có những con rạch rộng 20-30m dẫn vào các khu dân cư trước đây đã bị vùi lấp. Một số nơi bị san lấp làm công trình, nhà dân lấn chiếm, một số nơi bị rác san bằng.

“Hơn 20 năm trước, việc đưa hàng qua các con rạch thuộc tuyến rạch Xuyên Tâm hay kênh Tàu Hủ khá dễ dàng. Rất tiếc hệ thống kênh rạch làm nên cái hồn của Sài Gòn một thuở đã teo tóp dần, thậm chí có nơi không còn dấu vết gì về con rạch ngày xưa”, ông Tuấn bùi ngùi.

Thực tế, nhiều kênh rạch ở TP.HCM đang bị rác xâm chiếm, ứ đọng thành lớp bồi cao, cỏ mọc um tùm và có nguy cơ xóa sổ nếu không thường xuyên nạo vét, khai thông.

Một trong những con rạch lớn bị liệt kê trong nhóm ô nhiễm nghiêm trọng, gần như đã “chết” là rạch Xuyên Tâm (chạy qua địa bàn quận Gò Vấp và Bình Thạnh). Rạch Xuyên Tâm với tuyến chính bắt đầu từ kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đến sông Vàm Thuật và có hệ thống các con rạch nhỏ là rạch Lăng, rạch Cầu Sơn… Tình trạng cơi nới, lấn chiếm che chắn, xây dựng nhà ở trên kênh rạch này trong những năm qua đã khiến nhiều đoạn kênh bị ngăn dòng. Nước đọng cộng với rác thải sinh hoạt xả thẳng xuống kênh gây ô nhiễm và muỗi sinh sôi. Không chỉ mùa mưa mà ngay cả mùa nắng, những xóm nhà ven kênh rạch là những ổ dịch sốt xuất huyết.

Có mặt tại rạch Cầu Sơn, len sâu trong xóm lao động sát mé rạch, chúng tôi không thể nào chịu được mùi tanh nồng hắt lên dù đã đeo khẩu trang. Thấy tôi muốn… dội ngược, ông Nguyễn Văn Bảy – nhà ở gần rạch – trề môi, pha trò: “Như thế là còn nhẹ, chỉ thoang thoảng chút thôi. Trưa nắng hoặc khi nước lên mới khủng khiếp. Người lạ mới đến khu này chẳng mấy ai ăn ngủ được, đi vệ sinh cũng phải che mũi”.

Đoạn ông Bảy nghiêm giọng: “Riết rồi cũng quen mùi nhưng sợ nhất là muỗi, nhiều vô kể mà đốt nhang, xịt thuốc cỡ nào cũng không ăn thua. Những hôm mưa lớn gặp triều cường, rác theo nước tràn lên hẻm, thậm chí vào nhà. Trước đây, con rạch này có bẩn nhưng không đến nỗi quá tệ, nhiều cá còn sinh trưởng tốt nhưng những năm gần đây ô nhiễm nặng, cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân bị đe dọa”.

Được biết, từ năm 2002, TP đã phê duyệt dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm; tuy nhiên đến nay, tức sau 20 năm vẫn chưa thực hiện được và người dân lại tiếp tục vật vã sống chung với mùi hôi thối, muỗi…

Rạch Văn Thánh từ lâu cũng bị “điểm mặt” là con rạch ô nhiễm do rác thải. Cũng như rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh đang là nơi tạm cư của hàng trăm hộ gia đình nghèo. Tình trạng lấn chiếm, xây dựng nhà ở ngay trên rạch ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên nên rạch Văn Thánh đang trong tình trạng “thoi thóp”. Trong tầm mắt, đếm có hàng chục căn nhà ọp ẹp được che chắn tạm bằng tôn, gỗ mục nát chạy dài theo con rạch. Theo người dân, hầu hết các căn nhà này không có giấy tờ, lấn chiếm rạch dựng lên từ nhiều năm trước.

Bà Nguyễn Thị Kim Hòa (Q.Bình Thạnh) cho biết, chừng 10 năm trước, rạch Văn Thánh sâu và rộng lắm nhưng nay có đoạn đã cao gần bằng mặt đường hẻm và thu hẹp đáng kể. Mặt kênh thu hẹp là do các hộ dân hai bên mạnh ai nấy lấn chiếm, đóng cừ tràm, gác sàn, che tôn. Ban đầu chỉ đưa ra mặt kênh chừng 1-2m, sau đó thấy “êm” là tiếp tục lấn. Rạch cạn dần bởi bùn, rác lâu ngày bồi lắng, bên trên phủ một lớp cỏ và lục bình dày đặc.

“TP đang phải đối mặt với dịch sốt xuất huyết hoành hành, môi trường ẩm thấp, ô nhiễm kéo dài năm này qua năm khác như thế này không lo sao được. Hè, các cháu ở nhà chỉ quanh quẩn trong xóm nên nguy cơ mắc bệnh là rất cao”, bà Hòa lo lắng.

Bao gi thôi “sng chung” vi ô nhim?

Quận 8 là địa phương có nhiều sông, kênh rạch như sông Ông Lớn, rạch Ông Bé, Ông Nhỏ, kênh Đôi, kênh Xáng. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm nặng và nhà ven, trên kênh phải kể đến kênh Xáng và kênh Đôi. Ghi nhận tại các con kênh này, rác thải trôi lềnh bềnh khắp mặt nước đã bị đổi màu.

Chị Nguyễn Thị Thúy, công nhân may, ngụ ven kênh Xáng chia sẻ, trước đây bà con thay nhau vớt rác nhưng sau đó nhiều quá làm không xuể, cứ nước lên, mưa xuống thì rác lại đổ về tấp vào bờ. Dắt tôi ra sát mép kênh, chị Thúy chỉ tay về dãy nhà tạm, nói: “Tình trạng người dân lấn chiếm rạch cũng là một trong những nguyên nhân khiến rạch ô nhiễm nặng. Tất tần tật từ rác, nước thải sinh hoạt họ đều xả thẳng xuống kênh”.

Theo báo cáo của UBND quận 8, toàn quận có gần 13.000 căn nhà lụp xụp trên đất ven và trên kênh rạch với hơn 52.500 nhân khẩu. Trong đó có hơn 2.000 căn nhà nằm hoàn toàn trên kênh rạch. 

Rạch Đỉa (Q.7 và Nhà Bè) là một nhánh đổ vào từ sông Ông Lớn được xem là tuyến rạch chính của hệ thống nhiều rạch nhỏ hình thành mạng lưới giao thông thủy khá thuận lợi ở khu Nam TP. Tuy nhiên hiện nay rạch này cũng bị thu hẹp do lấn chiếm và tắc dòng bởi một lượng rác khá lớn đổ xuống mỗi ngày. Tại nhánh rạch, khi thủy triều xuống lộ ra những bãi rác cao như núi, mùi hôi thối xộc thẳng vào nhà trở thành nỗi ám ảnh của người dân trong khu vực.

ĐN 2025, DI DI 6.500 CĂN NHÀ VEN VÀ TRÊN KÊNH RCH

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, giai đoạn 2016-2020, công tác di dời nhà trên và ven kênh rạch để thực hiện chỉnh trang đô thị chậm tiến độ và kết quả đạt được còn khiêm tốn. Trong 5 năm qua, TP chỉ bồi thường và di dời 2.500 căn/ 20.000 căn nhà. Kế hoạch từ nay đến 2025, TP sẽ hoàn thành bồi thường di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch với vốn dự kiến khoảng 18 ngàn tỷ đồng, chủ yếu từ ngân sách Nhà nước.

“Mưa nắng gì cũng hôi chịu không thấu, cửa chính cửa sổ đều đóng kín, không thì khó thở lắm, nhất là khi triều cường lên. Nhỏ cháu tôi ở miền Tây lên trọ học, ở chưa đầy tuần nó đã xách giỏ đi mướn phòng trọ vì không thể chịu được mùi tanh tưởi, hôi thối từ rạch ập vào”, chị Lê Nga (ấp 5, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) nói.

Đề cập đến giải pháp căn cơ, lâu dài hạn chế rác thải ra kênh rạch, chuyên gia môi trường, TS. Hồ Hải Bằng khẳng định, rác là một trong những nguyên nhân khiến kênh rạch tắc nghẽn, ảnh hưởng dòng chảy gây ô nhiễm, dịch bệnh. Tuy nhiên, nếu việc phân loại rác tại nguồn được tổ chức tốt, cho người dân thấy cái lợi về phía họ thì sẽ giảm thiểu đáng kể lượng rác thải ra kênh rạch.

TS. Bằng gợi mở: “Hiện có nhiều nhà đầu tư phát triển năng lượng sinh khối từ rác thải hữu cơ; hoặc thu gom làm phân bón, chế phẩm sinh học… Nhà máy cần nguồn nguyên liệu, có thể kết hợp thu gom tại địa phương và người dân cũng có nguồn thu. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư cũng như tuyên truyền đến người dân. Bên cạnh đó, công tác nạo vét, chỉnh trang đô thị cũng cần làm thường xuyên hơn, lựa chọn đơn vị có uy tín, trách nhiệm”.

Trn Giao

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)