Hội nhậpGiáo dục khắp nơi

Kenya: Giáo dục miễn phí gặp nhiều khó khăn

Tạp Chí Giáo Dục

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Chính phủ nói thêm 300.000 học sinh đã ghi tên học cấp haiKhi Chính phủ Kenya hứa cung cấp nền giáo dục cấp hai miễn phí hồi năm ngoái, nhiều bậc phụ huynh rất phấn khởi.

Đưa ra chương trình hồi tháng giêng, Tổng thống Mwai Kibaki nói giáo dục miễn phí sẽ bảo đảm trẻ em nhà nghèo được hưởng giáo dục có chất lượng.

Chính phủ của ông đã đưa giáo dục phổ thông sơ cấp miễn phí sau khi ông đắc cử lần đầu vào năm 2002.

Theo chương trình, Chính phủ sẽ chịu toàn bộ học phí trong khi phụ huynh chỉ lo tiền ăn ở, sách vở và may đồng phục.

Nhưng 7 tháng sau khi chương trình được áp dụng, Chính phủ mới chỉ rót một phần tư quĩ cho nhu cầu của các trường.

Một số ban quản lý nhà trường đã buộc phải điều hành cơ sở bằng cách vay tín dụng trong khi nhiều trường khác lại chọn cách thu học phí trở lại để tránh khỏi phải đóng cửa. 

Nợ tăng cao

Sylvester Wambua, Hiệu trưởng Trường Kyanguli Memorial, nói việc chậm cấp ngân sách đang đe dọa trường phải nghỉ dạy.

Ông nói: “Chính phủ thoạt đầu nói sẽ cấp cho chúng tôi 95.861 USD – nhưng rồi họ mới chỉ đưa 19.354 USD. Miễn phí giáo dục cấp hai quả là một thách thức thật sự. Chúng tôi là những con nợ, chúng tôi không thể nào trả nổi.

Với gánh nặng thiếu hụt đến 77.000 USD trong năm nay, trường đang vay nợ để bù đắp.

Ông Wambua không phải hiệu trưởng duy nhất đang xoay sở với một lô vấn đề xảy ra do hậu quả không được Chính phủ giữ lời hứa. 

Chacha Ngalando, Hiệu trưởng Trường cấp hai Kithangaini tại một tỉnh ở phía đông cũng đang cố cầm cự. Ông đặt câu hỏi: “Học sinh đi học ngày càng đông, có nghĩa cần mở rộng thêm cơ sở vật chất. Vậy lấy đâu ra tiền để đóng bàn ghế, mua sắm trang thiết bị với số tiền ít ỏi mà Chính phủ nhỏ giọt?”.

Tiền mặt ở đâu?

Nhưng phía Chính phủ lại đổ lỗi cho sự chậm trễ của các ban quản lý nhà trường, nói do họ không chịu cung cấp đủ hồ sơ cho tài khoản trong ngân hàng để quĩ có thể rót xuống.

Và Chính phủ hứa mọi việc rồi sẽ khá hơn.

Phụ tá Bộ trưởng Giáo dục Calist Mwatela nói chương trình cần có thời gian để mang lại kết quả.

Theo ông: “Cần phải hiểu rằng hệ thống của chúng tôi đang chuyển đổi… Đó là thách thức của chính chúng tôi”.

Nhưng Chính phủ cũng thừa nhận đang đối mặt với vấn đề tiền mặt khó giải quyết.

Nền kinh tế Kenya bị một cú đấm do bạo lực phát sinh sau bầu cử vào hồi đầu năm nay.

Chính phủ cũng đang đối mặt với chi tiêu ngày càng tăng để trang trải cho 42 thành viên nội các được thành lập coi như một phần của thỏa thuận chia sẻ quyền lực.

Nội các tốn thêm ngân sách nhà nước 300 triệu USD, và Bộ trưởng Tài chính cảnh báo có thể buộc phải chuyển tiền quĩ từ những chương trình mang tính sống còn qua.

Những bộ chủ chốt – trong đó có các Bộ Y tế, Cầu đường, Giáo dục và Tài chính – đã phải cắt giảm ngân sách để bù cho chi tiêu thêm vào này của Chính phủ.

Chương trình giáo dục miễn phí cấp hai có thể chỉ là một trong những trường hợp bị phương hại.

Chất lượng giáo dục

Để bù đắp vào khủng hoảng ngân sách, nhiều ban quản lý các trường cấp hai đã bỏ qua chỉ đạo của Chính phủ là không thu học phí.

Có những trường hiện yêu cầu phụ huynh trả đến 1.300 USD mỗi năm so với học phí trước đây chỉ là 300 USD mỗi em.

Nếu Chính phủ tiếp tục trì hoãn cấp tiền, chất lượng giáo dục tại các trường công có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu điều này xảy ra, chính học sinh của những gia đình nghèo sẽ phải trả giá, do cha mẹ các em không thể kham nổi học phí của các trường tư.

Nhưng Chính phủ khăng khăng cho rằng chương trình đang thành công. Tổng thống Kibaki nói học sinh ghi tên vào các trường cấp hai đã tăng thêm 300.000 kể từ tháng Giêng.

Sau một khởi đầu khó khăn và với các thách thức ngày càng tăng, Chính phủ hiện đang đối mặt với việc có nên tiếp tục miễn phí cho giáo dục cấp hai mà vẫn giữ chất lượng tốt hay không.

Quang Hùng

 (theo BBC)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)