Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Kéo giảm cử nhân, kỹ sư thất nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Cơ cu trình đ không hp lý là mt trong nhng nguyên nhân dn đến tình trng tht nghip trình đ ĐH ngày càng cao, đó là khng đnh ca TS. Nguyn Thanh Đin, thành viên Đ án phát trin công nghip h tr TP.HCM.

Hc sinh trưng ngh đang thc hành hàn (ngh đin lnh)

Theo TS. Nguyễn Thanh Điền, tại một số quốc gia như Đức, Úc…, người học nghề chiếm tỷ lệ khá cao, vì thời gian học ngắn, dễ kiếm việc làm và thu nhập không thua kém giáo dục ĐH. Trong khi đó ở Việt Nam, xu thế vào ĐH vẫn chiếm tỷ lệ lớn dù có nhiều chính sách khuyến khích học nghề.

Th trưng lao đng cn nhân lc trình đ TC-CĐ

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê và Bộ LĐ-TB&XH, tỷ lệ thất nghiệp rơi vào nhóm trình độ ĐH chiếm khá cao, cụ thể quý 1/2016 là trên 190.000 người; quý 1/2017 gần 140.000 người. “Để kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp ở trình độ ĐH, Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN cần mạnh dạn sáp nhập hoặc giải thể các cơ sở GDNN hoạt động không hiệu quả, tập trung đầu tư các ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước”, ông Điền đề xuất.

Ông Điền cũng cho rằng, ưu thế của học nghề là dễ chuyển đổi ngành nghề theo xu hướng của thị trường lao động, đặc biệt là thời kỳ lao động theo xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chương trình đào tạo GDNN chủ yếu là thực hành (tối đa 75% thời lượng ở bậc TC và 70% thời lượng ở bậc CĐ). Với việc liên kết doanh nghiệp cởi mở như hiện nay, các trường có điều kiện đào tạo gắn với doanh nghiệp nên người học được thực hành, thực tế với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và hơn hết là được “tôi luyện” kỹ năng thực hành và tác phong làm việc ở môi trường chuyên nghiệp.

Ông Trần Xuân Hải (Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết nhu cầu thị trường lao động phần lớn cần nhân lực qua đào tạo trình độ TC-CĐ các nhóm ngành công nghệ – kỹ thuật, dịch vụ… Theo thống kê, hàng năm có khoảng 70% học sinh, sinh viên có việc làm hoặc tự tạo việc làm sau tốt nghiệp. Tỷ lệ này lên đến 90% và 100% tùy ngành nghề cũng như cơ sở GDNN. “Người học được trang bị kỹ năng nghề không chỉ thuận lợi trong tìm việc làm mà còn có thu nhập cao. Hơn nữa, với thị trường xuất khẩu lao động có chuyên môn kỹ thuật tiềm năng thì cơ hội làm việc tại nước ngoài là rất lớn”, ông Hải nhấn mạnh.

To điu kin tt nht cho GDNN

Tính đến năm 2017, cả nước có 1.974 cơ sở GDNN, trong đó có 1.035 trung tâm GDNN, 551 trường TC và 388 trường CĐ. Hệ thống GDNN rất đa dạng, phong phú về ngành nghề đào tạo với khoảng hơn 800 ngành nghề trình độ TC, 500 ngành nghề trình độ CĐ thuộc 90 nhóm ngành nghề, chưa kể hàng trăm nghề trình độ sơ cấp và đào tạo ngắn hạn.

TS. Nguyễn Hồng Minh (Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng mục tiêu của GDNN là đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Đặc biệt là tạo điều kiện cho người học có việc làm, tự tạo việc làm và học lên cao. Chất lượng đào tạo được đánh giá qua năng lực hành nghề tương ứng trình độ, trách nhiệm, khả năng thích ứng môi trường làm việc hội nhập quốc tế…

Ông Trn Anh Tun (Phó Giám đc Trung tâm D báo nhu cu nhân lc và thông tin th trưng lao đng TP.HCM) cho biết các ngành ngh đang cn ngun nhân lc trình đ CĐ-TC  lĩnh vc công ngh – k thut là công ngh k thut cơ khí; công ngh hóa hc, vt liu, luyn kim và môi trưng; công ngh k thut kiến trúc và công trình xây dng.  lĩnh vc sc khe là y hc c truyn, dch v y tế, dưc hc, điu dưng, răng hàm mt… Còn  nhóm ngành dch v là du lch – nhà hàng – khách sn…

Để khuyến khích học nghề, Nhà nước có nhiều chính sách về học phí và tuyển dụng. Theo đó, học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề; người học TC-CĐ các ngành nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; các ngành nghề, chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh – quốc phòng được miễn học phí theo quy định. Song song đó, sau tốt nghiệp được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang theo quy định, ưu tiên người có bằng tốt nghiệp loại giỏi trở lên. Người học tốt nghiệp trình độ CĐ được công nhận cử nhân thực hành hoặc kỹ sư thực hành. Trong quá trình học, người học tham gia nghĩa vụ quân sự, ốm đau, thai sản… có thể bảo lưu đến 5 năm. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng khuyến khích người học tham gia các kỳ thi tay nghề quốc gia, ASEAN… “Người học nghề được hưởng nhiều chính sách về học phí và tuyển dụng nhưng không phải ai cũng biết. Sở LĐ-TB&XH các tỉnh/thành, các trường nghề, trường phổ thông tăng cường thông tin, khảo sát nhu cầu học nghề để có kế hoạch phát triển mạng lưới GDNN, quy hoạch ngành nghề phù hợp, tránh lãng phí”, TS. Nguyễn Hồng Minh yêu cầu.

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)