Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Kéo nhau đi phản đối vì trường xập xệ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sáng ngày 29/10, hàng trăm sinh viên trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã kéo đến văn phòng trường để phản đối việc họ phải học ở những cơ sở quá tồi tàn.

Thông tin này đã được ông Hoàng Tâm Sơn, Phó hiệu trưởng trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn xác nhận.
Những người dân ở khu vực xung quanh cơ sở chính của trường ở số 83/1, đường Phan Huy Ích, quận Gò Vấp cho Dân trí biết: Vào lúc khoảng 10h30 sáng ngày 29/10, hàng trăm sinh viên đã kéo nhau đi từ cơ sở 4 đến cơ sở 1 (cơ sở chính). Với khoảng cách giữa 2 cơ sở khoảng 200m, cuộc phản đối của sinh viên khiến nhiều người dân tò mò quan tâm.  
 
Cơ sở 4 của trường trên đường Phan Huy Ích, được sinh viên "mệnh danh"
là bãi giữ xe
Ông Hoàng Tâm Sơn cho biết đây là những sinh viên khoa Kinh tế đang học tại cơ sở 4. Nguyên nhân dẫn đến phản ứng của họ là do nhà trường quyết định chuyển những sinh viên này đến học tại cơ sở 5 của trường ở địa chỉ 57/10, ấp Tiến Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TPHCM. Cơ sở này nằm cách cơ sở chính khoảng 8km.  
Những sinh viên khoa Kinh tế không đồng ý với quyết định này và yêu cầu nhà trường cho sinh viên được tiếp tục học tại cơ sở 4. Đồng thời trường cũng phải sửa chữa lại những phòng ốc ở cơ sở 4 để sinh viên có môi trường học tập tốt hơn.  
Ông Sơn cho biết thêm, sở dĩ nhà trường có quyết định chuyển sinh viên về cơ sở ở Hóc Môn vì những phòng học ở cơ sở 4 được lợp bằng mái tôn nên vô cùng nóng bức. Nhà trường chỉ muốn tốt cho hơn 2.000 sinh viên đang theo học tại cơ sở này. Tuy nhiên, trước phản ứng của người học, nhà trường sẽ giải quyết theo yêu cầu và nguyện vọng của sinh viên, tức là cho sinh viên được tiếp tục học ở cơ sở 4.  
“Mục sở thị” các cơ sở của trường CĐ VHNT và DL Sài Gòn
Cơ sở chính nằm trên hẻm 83 của đường Phan Huy Ích, lọt thỏm phía sau những quán trà sữa, quán cà phê. Cách đó khoảng 200m là cơ sở 4 với những giảng đường được thiết kế như một nhà xưởng. Trần nhà lợp tôn, vô cùng nóng bức dù vài chiếc quạt treo tường đã chạy hết công suất. Những giảng đường có sức chứa đến hàng trăm sinh viên nằm san sát nhau. Sinh viên gọi đùa đây là “bãi giữ xe của trường”.

Cơ sở 3 trên đường Thống Nhất, ngày ngày sinh viên "được" vào
nhà hàng Vườn Hồng
Cách cơ sở chính khoảng 30 phút đi xe máy là cơ sở 3 của trường nằm ở 51/4B, đường Thống Nhất, quận Gò Vấp. Nơi dành để đào tạo những sinh viên ngành ngoại ngữ này là một nhà hàng tiệc cưới mang tên Vườn Hồng. Ngày ngày, sinh viên bước vào nhà hàng Vườn Hồng với những quy định khắt khe về thẻ sinh viên. Chỉ những người có mang thẻ thì mới được lên phòng học. Q.V, một sinh viên ngành ngoại ngữ cho biết những căn phòng dành đãi tiệc cưới trở thành giảng đường từ năm 2006 đến nay.  
Mỗi phòng học như thế có từ 4-6 cây cột vuông to đùng, che khuất tầm nhìn người học. Nhưng để được học trong nhà hàng tiệc cưới Vườn Hồng này, mỗi năm sinh viên phải đóng học phí khoảng 5,5 triệu đồng.
Phòng học rất to, sinh viên muốn nghe rõ thì giảng viên phải nói qua micro, nhưng thiết bị này cái thì dùng được, cái thì hỏng. Rất nhiều khi các lớp phải dành nhau chiếc micro cho buổi học.
Còn về trình độ giảng viên môn ngoại ngữ, theo đánh giá của sinh viên thì có người dạy được, có người trình độ chỉ… hơn tầm người học một chút.
Cơ sở 5 ở Hóc Môn: trường – kênh "sống chung"
Cơ sở 5 của trường nằm ở huyện Hóc Môn, nhìn cũng chẳng khác gì một nhà xưởng dành cho công nhân. Cũng là những căn phòng cấp 4, lợp bằng tôn. Phòng ốc nơi này có vẻ thoáng mát hơn ở cơ sở 4. Nhưng cạnh những dãy phòng là một con kênh nước đen ngòm và mùi bốc. Đây là nơi đào tạo những sinh viên ngành du lịch.  
 
Sinh viên cơ sở 5 vừa học vừa ngủ gục
Ông Vũ Khắc Chương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Hiệu trưởng nhà trường khi trả lời báo chí đã thừa nhận rằng: Thuê nhà hàng để dạy học thì đúng là không đạt chuẩn, nhà trường sẽ cố gắng đầu tư thêm.  
Vẫn là một thông điệp “đến hẹn lại lên”, người học tự hỏi trong tương lai… không biết đến khi nào thì họ mới được ngồi học ở nơi xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra?
Hoàng Hoa (Dan tri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)