Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Kết nối hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

Thi đim TP.HCM m ca sau 4 tháng giãn cách xã hi (ngày 1-10), nhiu doanh nghip lo lng s thiếu ht lao đng, nht là phi chy đua vi vic sn xut đơn hàng vào dp cui năm. Nhưng đến nay, nhiu doanh nghip yên tâm khi lao đng cũ đã tr li làm vic và s tuyn mi cũng tm đáp ng đưc yêu cu.


Ngưi lao đng đăng ký thông tin tìm vic ti mt ngày hi vic làm

Lao đng đa phương – “cu cánh” cho doanh nghip

Ông Nguyễn Phúc Quang Thành (Công ty TNHH Thiết kế – Xây dựng Nhà Phố, TP.HCM) cho biết, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên một số công trình phải lùi ngày bàn giao đến cuối năm 2021. Tuy nhiên, đến khi thành phố mở cửa, công trình xây dựng được hoạt động thì không có lao động khiến nhiều doanh nghiệp như ngồi trên lửa. “May mắn là số lao động về quê trước đó đã quay lại làm việc, có khoảng 20% lao động tuyển mới bù vào số người còn vướng yếu tố dịch tễ cũng đã bắt nhịp với công việc. Số lao động này chủ yếu làm thời vụ và một số vị trí có tay nghề vững nên cũng không đáng lo ngại”, ông Thành nói. Ông Thành giải thích thêm, thực tế thời điểm này thiếu lao động là do còn một bộ phận chưa được tiêm chủng mũi 2 ngừa Covid-19 vì nhiều lý do khách quan. Thêm nữa là sau giãn cách cũng là thời điểm gần cuối năm nên lao động chưa trở lại. Để đảm bảo đủ lao động, nhiều doanh nghiệp chấp nhận tuyển mới để đào tạo.

Cũng là một trong những doanh nghiệp phải tất bật chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 nhưng bà Ngô Thanh Hà (Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Đông Nam, Khu công nghiệp Đức Hòa, tỉnh Long An) không quá lo lắng về nguồn lao động. Theo bà Hà, ngành hàng thực phẩm cũng như các ngành sản xuất và kinh doanh khác, tìm lao động bổ sung không khó nhưng khó là lao động lành nghề. Hàng năm, khi chưa có dịch Covid-19, tùy vào đơn hàng Tết mà công ty tuyển thêm lao động từ 10-20% lao động địa phương. Ở các công việc đơn giản, có thể đào tạo nhanh từ một tuần đến 10 ngày là có thể làm được. Tuy năng suất lao động không như mong muốn nhưng nguồn lao động tại chỗ, nơi cơ sở hoạt động là “cứu cánh” cho doanh nghiệp trong thời điểm “chạy đua” với đơn hàng.

Với đặc thù của từng doanh nghiệp yêu cầu lao động phải qua đào tạo khiến nhiều đơn vị đứng ngồi không yên, nhưng với những giải pháp thích ứng với tình hình mới, một số doanh nghiệp đã dần ổn định về đội ngũ lao động. Ông Nguyễn Văn Thắng (Công ty TNHH Sản xuất bao bì – nhựa Đồng An, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, với các chính sách đãi ngộ như chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nơi ở và phụ cấp ăn uống… đã thu hút được người lao động. Theo ông Thắng, hiện tại mức lương trung bình của người lao động dao động từ 7 triệu đồng – 15 triệu đồng ở các vị trí công nhân, kỹ thuật. So với thời điểm trước dịch Covid-19 (năm 2020), mức lương này tăng khoảng 10%, không nhiều nhưng đó là sự nỗ lực lớn của công ty sau thời gian hoạt động cầm chừng.

Th trưng lao đng s n đnh

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong tổng số nhu cầu lao động (khoảng 33.000 – 43.000 lao động) vào những tháng cuối năm 2021, có đến 70% nhu cầu tuyển lao động phổ thông liên quan các ngành nghề: may mặc, giày da; nhóm ngành nghề thương mại, dịch vụ vận tải và số ít ở nhóm ngành nghề kỹ thuật (cơ khí, điện – điện tử…). Ông Nguyễn Văn Sang (Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên TP.HCM – Yes Center) cho rằng nhu cầu tuyển dụng lao động cuối năm tăng mạnh nhưng chủ yếu là lao động phổ thông nên doanh nghiệp không quá khó khăn để tuyển bù vào số lao động thiếu hụt. Ông Sang khuyến cáo, nhu cầu tuyển dụng rất cao ở nhiều ngành nghề, vì vậy người lao động không quá lo lắng, nên tham khảo kỹ ở các kênh tuyển dụng có uy tín để được tư vấn, giới thiệu công việc phù hợp. Theo đó, người lao động đến từ các tỉnh/thành có thể liên hệ với Yes Center tại các bến xe: miền Đông, miền Tây, An Sương để đăng ký tìm việc. Ngoài ra, người lao động có thể tìm hiểu qua kênh tìm việc: www.sieuthivieclam.vn và app siêu thị việc làm trên điện thoại di động. Tương tự, nhằm hỗ trợ người lao động tìm việc cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn tuyển, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM (Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cũng đã tăng cường liên kết, phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH các quận/huyện để lên danh sách lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp; học sinh, sinh viên các trường nghề đã và chuẩn bị tốt nghiệp để cung cấp nguồn lao động cho các khu chế xuât – khu công nghiệp. Ngoài những sàn giao dịch việc làm trực tuyến tổ chức tại các địa phương, người lao động tự do có thể tìm việc thông qua các chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn hoặc trên website của trung tâm: www.vieclamhcm.net.

Ông Lê Minh Tấn (Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) cho biết thị trường lao động sẽ ổn định, không thiếu nhiều lao động. Theo thống kê, đến thời điểm này có khoảng 96% doanh nghiệp trong các khu chế xuất – khu công nghiệp hoạt động trở lại với khoảng 230.000 công nhân.

Bài, ảnh: Trn Tri

 

Bình luận (0)