Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Kết quả nghiên cứu từ viện, trường ĐH: Cung lệch cầu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nim tin ca doanh nghip v các kết qu nghiên cu t trưng ĐH, vin nghiên cu trong nưc còn thp, trong khi h li có tâm lý… sính ngoi qua xu hưng mua công ngh ca nưc ngoài.

Đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo

Điều này gây cản trở việc chuyển giao công nghệ từ các viện, trường ĐH vào sản xuất kinh doanh. Nhiều đề tài nghiên cứu của các viện, trường có tính ứng dụng cao nhưng không tìm được nơi để đưa vào thực tiễn. Thực trạng này được ông Lê Minh Khánh (Phó cục trưởng Cục công tác phía Nam của Bộ Khoa học – Công nghệ) chỉ ra tại hội thảo về “Xúc tiến thương mại hóa kết quả nghiên cứu và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường ĐH-CĐ” do Cục phát triển thị trường doanh nghiệp khoa học và công nghệ tổ chức ngày 29-9 tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng.

Doanh nghip… sính ngoi

Ông Lê Minh Khánh cho biết, dù các viện, trường là nguồn cung cấp tài sản trí tuệ dồi dào, nhiều tiềm năng nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn lực này chưa cho ra kết quả tương xứng. Hoạt động nghiên cứu của các trường ĐH chưa cao, việc chuyển giao công nghệ từ trường ĐH vào doanh nghiệp ở nước ta còn yếu kém, chưa hiệu quả và rất hạn chế so với tiềm năng.

Ông Khánh cũng đề cập đến các khó khăn, trong đó có mối quan hệ giữa các viện, trường với doanh nghiệp và Nhà nước còn lỏng lẻo, chưa được hình thành rõ ràng. Các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở nước ta chủ yếu dựa trên hiểu biết của nhà nghiên cứu, chưa quan tâm nhu cầu thực sự của doanh nghiệp. “Bên cung thì chưa đáp ứng nhu cầu, bên cầu lại mang tâm lý… sính ngoại”, ông Khánh đánh giá.

“Hin Nhà nưc đang là nhà đu tư ch yếu cho hot đng nghiên cu (chiếm 70% tng đu tư toàn xã hi); thông qua đu tư, phân b ngân sách, Nhà nưc có th đnh hưng hot đng nghiên cu vào gii quyết các yêu cu đt ra t khu vc sn xut, gii quyết các bài toán ca doanh nghip”, ông Lê Minh Khánh nhn đnh.

Hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu ở nước ta còn khiêm tốn là do thiếu sự quan tâm, hỗ trợ từ Nhà nước cũng như địa phương nơi ứng dụng các kết quả này. Cơ chế tài chính phức tạp, nhiều thủ tục rườm rà. Các tổ chức trung gian (môi giới chuyển giao công nghệ) hiện thiếu và yếu. Mặc dù đã có thông tư quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của các tổ chức trung gian nhưng đến nay vẫn chưa có tổ chức nào được thành lập theo các tiêu chí của thông tư nói trên. “Hiện một số trường ĐH, khu công nghệ cao… đã hình thành các trung tâm ươm tạo như: ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Nông lâm TP.HCM… Tuy nhiên, mô hình ươm tạo này vẫn còn nhiều hạn chế, các kết quả nghiên cứu chưa được thương mại hóa nhiều. Thậm chí một số vườn ươm mới hình thành chưa kịp phát triển đã… chết yểu”, ông Khánh nêu thực tế.

Từ thực tiễn trường ĐH, TS. Lê Văn Út (Trưởng phòng quản lý phát triển khoa học và công nghệ Trường ĐH Tôn Đức Thắng) cũng nhìn nhận quá trình chuyển giao khoa học công nghệ gặp khó khăn do hầu hết các doanh nghiệp nhỏ thiếu vốn, e ngại về hiệu quả chậm, độ rủi ro cao. Thay vì tổ chức sản xuất thì họ đi mua công nghệ, sản phẩm bên ngoài về phân phối lại. Các doanh nghiệp lớn thì muốn tự đầu tư, khi các trường ĐH đến tiếp cận, họ không có nhu cầu, chỉ nhận giảng viên làm riêng. Ở các đơn vị nhận công nghệ thì vấn đề nhân lực có trình độ đáp ứng, tiếp thu công nghệ mới còn hạn chế; khó khăn trong huy động vốn và tính toán về hiệu quả.

Quy đi gi làm ti doanh nghip ra gi nghiên cu

TS. Lê Văn Út cho rằng, Bộ Khoa học – Công nghệ, đặc biệt là Cục quản lý thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ nên có một kênh để kết nối thông tin các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ của trường với doanh nghiệp. Chẳng hạn, có sàn giao dịch về các kết quả nghiên cứu, từng trường ĐH, đơn vị nghiên cứu đưa lên để các doanh nghiệp tham khảo. “Cần tiếp nhận yêu cầu của doanh nghiệp để đấu thầu hoặc định hướng các trường có năng lực khoa học nhận những đề tài thị trường có nhu cầu. Cần hỗ trợ nhà trường trong việc triển khai thương mại hóa các đề tài, như cho vay không lãi, hỗ trợ thuế, hỗ trợ đăng ký sở hữu trí tuệ, bản quyền sáng chế”, ông Út đề xuất.

Giảng viên chưa nhận thức đúng về nghiên cứu khoa học

Kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chưa đáp ứng việc triển khai các đề tài nghiên cứu sâu, phạm vi rộng. Một số giảng viên chưa nhận thức đúng đắn về hoạt động nghiên cứu khoa học. Ông Nguyễn Xuân Hoàn (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) đã nhận định điều này tại Hội nghị khoa học công nghệ lần thứ 3 do trường vừa tổ chức. Ông Hoàn chỉ ra thêm, một bộ phận giảng viên còn hạn chế về kỹ năng và phương pháp nghiên cứu dẫn đến chất lượng công trình chưa cao. Giảng viên cũng chưa có cơ hội kết nối, tìm kiếm các đề tài, dự án cấp tỉnh/thành và liên kết với nước ngoài. Những khó khăn này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở trường.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận những giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong nhà trường, chuyển giao kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, 40 bài viết giới thiệu các công trình nghiên cứu tiêu biểu của giảng viên, sinh viên trường và các nhà khoa học thường xuyên hợp tác với trường cũng được giới thiệu tại đây.

Thc Trân

Ông Lê Minh Khánh cũng cho rằng, Nhà nước cần đưa ra các chính sách hỗ trợ, làm cầu nối để các trường ĐH và doanh nghiệp “bắt tay” hợp tác. Bởi thực tế, công nghệ ở các viện, trường thường dừng lại ở dạng phôi thai (quy mô phòng thí nghiệm) nên rủi ro cao khi ứng dụng hoặc chưa đáp ứng nhu cầu thị trường, thiếu vốn sản xuất hàng loạt. Trong khi doanh nghiệp có thể đáp ứng được nguồn vốn, có khả năng thương mại hóa sản phẩm thì lại thiếu thông tin…Do đó cần hình thành các tổ chức trung gian chuyên nghiên cứu, quảng bá, khai thác, thương mại hóa kết quả nghiên cứu ngay trong trường ĐH thông qua mô hình trung tâm chuyển giao công nghệ. Vì các nhà nghiên cứu thường chỉ có thế mạnh trong hoạt động nghiên cứu, thiếu kinh nghiệm quảng bá, khai thác thương mại.

Ông Khánh nhấn mạnh thêm, Nhà nước cần có chính sách và chế độ đãi ngộ cụ thể trong luân chuyển cán bộ giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực hàn lâm. Cho phép cán bộ nghiên cứu, giảng viên quy đổi giờ làm việc tại doanh nghiệp ra giờ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Mê Tâm

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)