Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Kêu gọi đầu tư “tiền ảo” là vi phạm pháp luật

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Đại tá Vũ Hoàng Kiên (nguyên Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự – Bộ Công an) cho biết VN chưa công nhận bất cứ loại hình tiền điện tử và tiền kỹ thuật số (tiền ảo).
 /// ẢNH: REUTERS
ẢNH: REUTERS

Nhà đầu tư khi đầu tư “tiền ảo” sẽ gặp rất nhiều rủi ro; chưa kể vi phạm pháp luật. Cụ thể, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số, không phải đồng tiền pháp định, không phải phương tiện thanh toán hợp pháp. Các hình thức kêu gọi, huy động vốn đối với tiền ảo đều chưa được pháp luật công nhận. Vì vậy, người dân cần cẩn trọng với những người kêu gọi đầu tư “tiền ảo”, tránh bị “sập bẫy”, mất tiền oan.
Bộ TT-TT khuyến cáo không chuyển tiền cho người lạ
Thông qua hệ thống tin nhắn, Bộ TT-TT đã gửi đến các thuê bao di động, khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại. Nếu có hiện tượng này, Bộ TT-TT đề nghị người dân trình báo ngay cho cơ quan công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự của Cục Cảnh sát hình sự qua số điện thoại: 0692348560 để được hướng dẫn kịp thời.
“Thời gian qua, có nhiều đường dây lôi kéo nhà đầu tư tham gia đầu tư "tiền ảo"; chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng; có đường dây đã bị Bộ Công an triệt phá. Người chơi bị hấp dẫn bởi hình thức đầu tư đơn giản với lãi suất 90%/tháng (thậm chí, có đường dây lãi suất 120%/tháng). Tuy nhiên không có hình thức đầu tư nào mà lãi suất cao như những lời cam kết “có cánh”. Do vậy, đừng vì “lãi suất cao” mà tự mình đưa “tiền thật” đổi lấy “tiền ảo”; tự đẩy mình và gia đình, bạn bè, người thân vào chỗ trắng tay, nợ nần chồng chất, gia đình ly tan và đặc biệt có thể vướng vào vòng lao lý”, đại tá Vũ Hoàng Kiên nói.
Thiếu tá Nguyễn Nam Hào, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng và buôn lậu – Bộ Công an phân tích: các hình thức ICO (kêu gọi, huy động vốn đầu tư – PV) tiền điện tử đều chưa được pháp luật chấp nhận. Cho đến nay, mới chỉ có Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng quy định chế tài xử lý đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm Bitcoin và các loại tiền điện tử). Theo đó, mức xử phạt là từ 150 – 200 triệu đồng. Các cơ quan chức năng đã có rất nhiều cảnh báo, tuy nhiên người dân vẫn tham gia đầu tư nên có rất nhiều rủi ro.
"Tiền ảo" hiện nay còn xuất hiện với nhiều “biến tướng”, như: đa cấp, lừa đảo…, khiến nhiều người vì vay mượn tiền để đầu tư dẫn đến trắng tay, nợ nần chồng chất, gia đình ly tán. Thiếu tá Hào cho rằng với thực tế nước ta hiện nay, cần có những quy định chặt chẽ và cụ thể hơn để quản lý loại tiền này nhằm không để tội phạm lợi dụng thực hiện các hành vi phạm tội.
Còn theo luật sư Nguyễn Thị Minh Trang (Đoàn luật sư TP.HCM), người Việt Nam chơi “tiền ảo” là vi phạm các quy định của pháp luật. Các quốc gia trên thế giới công nhận tiền điện tử, nhưng ở Việt Nam không cho phép. Việc một số người kêu gọi nhà đầu tư đầu tư mua “tiền ảo” là vi phạm pháp luật. Luật sư Trang phân tích thêm, điểm h khoản 1 điều 206 bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), quy định hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Ngọc Lê/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)