Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Khắc phục những yếu kém trong giáo dục đại học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Những yếu kém trong giáo dục đại học lâu nay không chỉ cản trở việc đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế – xã hội mà còn gây nhiều bức xúc trong dư luận, cần sớm khắc phục.
Bạn đọc Thu Hằng (Hà Nội): Làm công tác giảng dạy ở một trường đại học tại Thủ đô, tôi thấy, giáo dục đại học ở nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực chất lượng cao của xã hội; chưa phát huy sự sáng tạo của nhà giáo, nhà quản lý giáo dục và người học. Nguyên nhân chính là ngành giáo dục chậm đổi mới về tư duy lãnh đạo, phương pháp quản lý. Việc cho phép mở tràn lan các trường đại học càng làm cho hệ thống giáo dục đại học thêm bấp cập; nhiều  trường có ngành học không tuyển được sinh viên; nhiều trường đại học không đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, giảng viên phục vụ việc dạy và học.
Bạn đọc Hoàng Vĩnh (Nghệ An): Do các trường đại học "mọc lên như nấm", cho nên nhiều trường không bảo đảm được các tiêu chí về giảng viên cơ hữu, phải thuê giảng viên. Nhiều trường liệt kê rất nhiều chức danh giáo sư, tiến sĩ nổi tiếng vào danh sách gíảng viên của trường, song chẳng mấy khi thấy họ đến dạy. Thậm chí có ngành học chuyên đào tào về kinh tế thuộc một số viện đào tạo quốc tế, do thiếu giảng viên đã bố trí sinh viên học thêm môn không chuyên ngành để "lấp chỗ trống". Ðây cũng là nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo đại học không đạt yêu cầu và làm cho thí sinh chưa mặn mà với trường mỗi khi vào mùa tuyển sinh.
Bạn đọc Hoàng Diệp (Ninh Bình): Hằng năm, sau các kỳ tuyển sinh đại học vẫn thấy một số trường được phép tuyển sinh thêm hệ ngoài ngân sách. Ðiều đó cho thấy, cơ chế "xin – cho" trong ngành giáo dục vẫn tồn tại, gây bất bình giữa các trường được phép tuyển sinh đào tạo hệ ngoài ngân sách với các trường không được giao chỉ tiêu. Ðể đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo đại học cần thường xuyên tổ chức giám sát, thanh tra các cơ sở giáo dục, bảo đảm thực hiện đúng Luật Giáo dục.
Bạn đọc Văn Khánh (TP Hồ Chí Minh): Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến giáo dục đại học chưa hoàn chỉnh. Việc bổ sung, sửa đổi Luật Giáo dục phải hướng đến mục tiêu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục; gắn đào tạo đại học với nhu cầu của xã hội; quy định rõ cơ chế, chính sách đối với các cơ sở giáo dục đại học tư thục và về kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có chính sách giúp các trường đại học tháo gỡ khó khăn về đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu khoa học công nghệ; trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại học.

Theo Nhân dân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)