Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Khắc phục tính “đầu voi đuôi chuột” của trẻ

Tạp Chí Giáo Dục

Khc phc tính “đu voi đuôi chut” ca tr nên bt đu t đi mi cách giáo dc ca cha m. Phát trin trí tu cho tr phi song hành vi phát trin đo đc và rèn k năng trong nhân cách tr, đó là yêu cu quan trng trong giáo dc con tr.


Đ khc phc tính “đu voi đuôi chut” ca tr, cha m cn đi mi cách giáo dc, đó là phát trin trí tu phi song hành vi phát trin đo đc và rèn k năng trong nhân cách ca tr. Ảnh: IT

Lng nghe tr nói

Ý thức rõ việc học quan trọng đối với tương lai của trẻ, nhiều phụ huynh sẵn sàng bỏ tiền bạc và công sức đầu tư cho con, nhưng đôi khi chính cha mẹ cũng phải thất vọng bởi tính “nửa vời” của trẻ: Theo lớp học nhạc được 3 tháng thì muốn bỏ, học võ được 6 tháng thì con thấy chán vì không phù hợp, thay đổi gia sư mấy bận nhưng cũng không có dấu hiệu tiến bộ… Nhiều trẻ là sản phẩm thúc ép của cha mẹ cũng sớm tạo được thành quả như học sinh giỏi liên tục 5 năm tiểu học, thi năng khiếu được giải cấp quận, cấp thành phố… nhưng lên đến cấp hai thì trở chứng: cúp tiết, bỏ học, thi rớt lớp 10 trong sự hẫng hụt và bàng hoàng của cha mẹ – họ không ngờ con mình trượt dốc nhanh như thế!

Với mong muốn con mình sẽ giỏi hơn người, sẽ thành những tài năng tỏa sáng, nhiều cha mẹ ép con đi học quá sớm, học đủ các lớp từ trong trường đến ngoài trường, từ chính khóa đến ngoại khóa và cả những lớp năng khiếu, khiến trẻ mất hết thời gian vui chơi chạy nhảy và cạn kiệt sức lực.

Khi cha m gieo quá nhiu áp lc cho tr – h vô tình đã đy con đi quá xa mình. Vì thế, khi cha m thu hiu tr mong mun gì, đu tư đúng, chính đa con s cm nhn đưc vic hc là nim vui – tr s theo đui đến cùng đ đt đưc điu mình mong mun.

Dù mới ở tuổi tiểu học, có trẻ đã biết mô tả áp lực chuyện học căng thẳng như sau: “Con thấy trẻ con giờ khổ sở, cực thân quá, nghỉ hè mà suốt ngày chỉ biết học và học, không có thời gian chơi, 10 giờ đêm mới đi ngủ mà sáng ra là quên hết trơn những nội dung vừa học tối qua. Cháu thấy việc học chẳng có gì thú vị cả”. Hay tâm sự của một học sinh lớp 3: “Là trẻ con có gì đâu mà sướng, bị la mắng, bị ép học suốt ngày, lúc nào cũng hết ăn đến học. Cô ơi, con ước mình được là người lớn để khỏi phải đi học!”.

Trẻ nhỏ là độ tuổi còn phụ thuộc nhiều vào quyền lực và sự kiểm soát của cha mẹ nên trẻ phải tuân phục theo sự sắp đặt, yêu cầu của cha mẹ, cô giáo. Càng lớn, trẻ càng ý thức rõ việc học của mình chịu quá nhiều áp lực từ phía cha mẹ, không xuất phát từ ý thức và động cơ của bản thân, trẻ không tìm thấy niềm vui trong việc học nên sẽ luôn tìm cách né tránh và từ đó sa sút học hành. Nên khi cha mẹ muốn con làm việc đến nơi đến chốn thì hãy để trẻ được lựa chọn những hoạt động cho bản thân, trên cơ sở định hướng, chia sẻ của cha mẹ. Người lớn bớt làm thay con, đừng bắt con gánh những toan tính của mình.

Một nguyên nhân khác là trẻ nhỏ bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức nhưng thiếu rèn luyện phương pháp tư duy, cách tự học, kỹ năng ghi nhớ và vận dụng kiến thức… thì trẻ càng chóng quên, nên càng học lên cao trẻ càng gặp nhiều khó khăn, trẻ càng muốn bỏ cuộc nửa chừng.

Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho con đúng và kịp thời là việc làm cần thiết để giúp trẻ bộc lộ tài năng và sự sáng tạo, nhưng để làm được điều này phải dựa trên khả năng thực tế của trẻ, chứ không phải cha mẹ cứ mong muốn là được. Cha mẹ cần phải nhận thấy năng lực, sở trường của con để phát huy cho phù hợp và sở đoản để cố gắng. Có thể, con bạn có khả năng trong lĩnh vực âm nhạc, hội họa, văn học hoặc là trong vận động. Trong giáo dục con phải xuất phát trên quan điểm “nhân vô thập toàn” để đừng áp đặt con theo mong muốn chủ quan của bản thân mình. Giáo dục con phát triển toàn diện không phải là bắt con cái gì cũng phải giỏi. Có một câu danh ngôn cho rằng: “Khuyết điểm cơ bản của những bậc cha mẹ là muốn con cái trở thành niềm kiêu hãnh của họ”. Khi cha mẹ gieo quá nhiều áp lực cho trẻ – họ vô tình đã đẩy con đi quá xa mình. Vì thế, khi cha mẹ thấu hiểu trẻ mong muốn gì, đầu tư đúng, chính đứa con sẽ cảm nhận được việc học là niềm vui – trẻ sẽ theo đuổi đến cùng để đạt được điều mình mong muốn.

Phi kết hp vi rèn k năng sng và giáo dc giá tr

Khắc phục tính “đầu voi đuôi chuột” của trẻ nên bắt đầu từ đổi mới cách giáo dục của cha mẹ. Phát triển trí tuệ cho trẻ phải song hành với phát triển đạo đức và rèn kỹ năng trong nhân cách trẻ, đó là yêu cầu quan trọng trong giáo dục con trẻ. Bởi thực tế, có nhiều trẻ học giỏi nhưng “khác người”, tính tình kỳ cục, khó hòa nhập với bạn bè và người xung quanh, thậm chí tự mãn coi thường người khác, quan niệm “chỉ cần học giỏi chớ không cần bạn”, sống ích kỷ và ít biết quan tâm chia sẻ, lấy việc học giỏi của mình để gây trở ngại và áp lực với cha mẹ mỗi khi muốn đòi hỏi điều gì… Giáo dục con trẻ cần dựa trên phương châm “Thái độ hơn trình độ” để biết kết hợp trang bị kiến thức với rèn luyện các phẩm chất như chăm chỉ, chịu khó, kiên trì, quyết tâm đến cùng, say mê những gì mình muốn theo đuổi.

Học tập của trẻ là việc suốt đời, vì vậy bên cạnh việc phát triển trí tuệ của con mình, cha mẹ hãy quan tâm giáo dục các phẩm chất nhân cách cho trẻ, như ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, ý chí vượt khó, tính mục tiêu, các giá trị đạo đức và những kỹ năng sống cần thiết để giúp trẻ đủ niềm tin và sức mạnh đối đầu với những áp lực khi bước vào các cấp học cao hơn, như vậy con đường học vấn của trẻ mới vững vàng.

Lê Phm Phương Lan (Ging viên tâm lý hc)

Bình luận (0)